Lời Mở Ðầu của tác giả
Một trong những quan tâm chính của tôi trong nhiều năm trời là làm sao người ta có thể ngăn ngừa hay phá đổ các chế độ độc tài. Tôi nuôi dưỡng ước mơ này một phần vì tin rằng không thể để con người bị lấn áp hay hủy hoại bởi những chế độ như vậy. Niềm tin đó ngày càng thêm mãnh liệt sau khi tôi tìm đọc những bài viết về mức hệ trọng của tự do, về bản chất của các chế độ độc tài (từ những tư tưởng của Aristotle đến các phân tích về chủ nghĩa toàn trị), và về diễn trình lịch sử của các chế độ độc tài (cách riêng là những hệ thống cai trị kiểu Ðức Quốc Xã và Stalin).
Trong những năm qua, tôi có nhiều cơ hội quen biết với những người từng khổ sở dưới sự cai trị của Ðức Quốc Xã, kể cả những người còn sống sót sau những năm tháng trong trại tập trung. Tại Na Uy tôi gặp những người còn sống sau những ngày tháng đứng lên chống lại phát-xít và được kể về những đồng đội của họ đã hy sinh. Tôi đã trò chuyện với những người Do Thái vượt thoát bàn tay Quốc Xã và những ân nhân đã giúp họ trốn chạy.
Sự hiểu biết của tôi về nỗi kinh hoàng tại nhiều nước dưới chế độ Cộng Sản đến từ sách vở nhiều hơn là qua các tiếp cận với con người. Ðối với tôi, nỗi kinh hoàng từ những hệ thống cai trị này còn cay đắng hơn nhiều vì nó được thi hành nhân danh giải phóng con người khỏi áp bức và bóc lột.
Trong những thập niên gần đây, qua giao tiếp với những người sống tại các nước bị cai trị độc tài như Panama, Ba Lan, Chi Lê, Tây Tạng, Miến Ðiện, đặc tính của những chế độ độc tài ngày nay hiện ra càng lúc càng rõ hơn. Từ kinh nghiệm của những người Tây Tạng đã từng chống lại sự hung hãn của Cộng Sản Trung Quốc, những người Nga từng chặn đứng ý định đảo chánh của cánh ngoan cố vào tháng 8 năm 1991, và những người Thái từng dùng cách bất bạo động để chặn đứng cánh quân đội trở lại nắm quyền, tôi dần dần thu thập được nhiều góc nhìn rất đáng lo về bản chất tai hại ngấm ngầm của các chế độ độc tài.
Niềm phẫn uất trong tôi trước những hành vi thô bạo cùng với lòng ngưỡng phục những con người quá điềm tĩnh, anh hùng và can đảm càng thêm mạnh mẽ sau những chuyến tìm hiểu của tôi tại một số vùng nguy hiểm mà nỗ lực chống cự của những con người can đảm vẫn tiếp diễn. Ðó là đất nước Panama dưới tay ông Noriega; vùng Vilnius thuộc Lithuania dưới sự áp bức triền miên của Liên Xô; quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh trong những ngày tưng bừng tung hô tự do và trong đêm oan nghiệp mà chiếc thiết vận xa đầu tiên tiến vào; và sau hết, đó là tổng hành dinh giữa rừng già của lực lượng dân chủ phản kháng tại Manerplaw trong vùng “Miến Ðiện giải phóng”.
Thỉnh thoảng tôi có dịp thăm viếng những nơi có các nhà đấu tranh đã ngã gục, như trạm phát hình và nghĩa địa tại Vilnius, công viên Riga nơi dân chúng bị bắn hàng loạt, trung tâm Ferrara tại Bắc Ý Ðại Lợi nơi phát-xít giàn các nhà kháng cự ra xử tử, và một nghĩa trang đơn sơ tại Manerplaw đầy xác những thanh niên còn quá trẻ. Một nhận thức buồn thảm là mọi chế độ độc tài đều để lại đằng sau đầy chết chóc và tàn phá như vậy.
Từ những quan tâm và kinh nghiệm này, nảy sinh trong tôi niềm hy vọng mạnh mẽ rằng ngăn chặn độc tài là việc có thể làm được, rằng những cuộc đấu tranh chống độc tài có thể đạt tới thành công mà không phải chịu cảnh chém giết tràn lan từ mọi phía, rằng các chế độ độc tài có thể bị phá hủy và ngăn chận không trỗi dậy được nữa.
Tôi đã cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những cách mang hiệu quả cao nhất để làm tan rã chế độ độc tài với tối thiểu tổn thất về sinh mạng và khổ đau. Trong nỗ lực này tôi đã tham khảo kết quả nghiên cứu nhiều năm của tôi về các chế độ độc tài, những phong trào kháng cự, các cuộc cách mạng, những giòng tư tưởng chính trị, các hệ thống chính phủ, và đặc biệt về đấu tranh bất bạo động trong thực tiễn.
Tài liệu này kết quả của nỗ lực nêu trên. Tôi chắc chắn là nó chưa hoàn hảo, nhưng có lẽ nó đề ra được một số khung sườn để giúp suy nghĩ và hoạch định ra những phong trào giải phóng mãnh liệt hơn và hiệu quả hơn.
Vì nhu cầu và cũng do chủ ý của tôi, tài liệu này chỉ tập trung vào các nguyên tắc chung làm sao phá bỏ một chế độ độc tài và ngăn chận một chế độ độc tài khác nổi lên. Tôi không thể soạn ra một bản phân tích chi tiết hay một toa thuốc cho từng quốc gia. Tuy nhiên, tôi hy vọng những phân tích chung này sẽ hữu ích cho những dân tộc đang sống dưới ách độc tài tại nhiều quốc gia. Họ sẽ là người xét xem các phân tích này có đúng với trường hợp của họ không và các đề nghị có thể áp dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng của họ không.
Tôi mang ơn nhiều người trong quá trình hình thành tài liệu này. Bruce Jenkins, người phụ tá đặc biệt của tôi, đã đóng góp vô kể qua việc nhận dạng các khiếm khuyết trong nội dung và cách trình bày, và qua những góp ý của ông để các ý tưởng khó được trình bày rõ hơn và mạnh hơn, cũng như các góp ý về bố cục và sửa chữa. Tôi cũng rất biết ơn sự giúp đỡ biên soạn của Stephen Coady. Tiến sĩ Christopher Kruegler and Robert Helvey đã cung cấp nhiều phê bình và góp ý quan trọng. Tiến sĩ Hazel McFerson và tiến sĩ Patricia Parkman đã cung cấp cho tôi dữ kiện về các cuộc đấu tranh tại Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Mặc dù được nhận những hỗ trợ tử tế và rộng lượng đó, tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những phân tích và kết luận trong tài liệu này.
Không một chỗ nào trong bài phân tích này mà tôi tự cho là việc phản kháng lại các kẻ độc tài là chuyện dễ hay không tốn gì cả. Mọi cuộc đấu tranh đều có rắc rối và tổn thất. Chống lại các kẻ độc tài dĩ nhiên cũng không tránh khỏi có thương vong. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng bài phân tích này sẽ thúc đẩy các vị lãnh đạo phản kháng quan tâm đến những chiến lược vừa gia tăng sức mạnh đấu tranh lại vừa giảm thiểu mức độ thương vong.
Bài phân tích này cũng không hàm ý rằng khi một chế độ độc tài chấm dứt thì mọi vấn đề khác cũng sẽ biến mất. Sự sụp đổ của một chế độ cai trị không biến một nước thành địa đàng. Ðúng hơn, nó chỉ mở ra con đường cho những nỗ lực kiên trì và trường kỳ để xây dựng những mối quan hệ chính trị, kinh tế, và xã hội công bằng hơn, và xóa đi những hình thức bất công và áp bức. Tôi hy vọng bài khảo sát ngắn gọn này về phương cách làm tan rã một chế độ độc tài sẽ ích lợi cho bất cứ dân tộc nào đang sống dưới sự khống chế và đang khao khát tự do.
Gene Sharp
Ngày 6 tháng 10 năm 1993
Học Viện Albert Einstein
PO BOX 455
East Boston, MA 02128
Một trong những quan tâm chính của tôi trong nhiều năm trời là làm sao người ta có thể ngăn ngừa hay phá đổ các chế độ độc tài. Tôi nuôi dưỡng ước mơ này một phần vì tin rằng không thể để con người bị lấn áp hay hủy hoại bởi những chế độ như vậy. Niềm tin đó ngày càng thêm mãnh liệt sau khi tôi tìm đọc những bài viết về mức hệ trọng của tự do, về bản chất của các chế độ độc tài (từ những tư tưởng của Aristotle đến các phân tích về chủ nghĩa toàn trị), và về diễn trình lịch sử của các chế độ độc tài (cách riêng là những hệ thống cai trị kiểu Ðức Quốc Xã và Stalin).
Trong những năm qua, tôi có nhiều cơ hội quen biết với những người từng khổ sở dưới sự cai trị của Ðức Quốc Xã, kể cả những người còn sống sót sau những năm tháng trong trại tập trung. Tại Na Uy tôi gặp những người còn sống sau những ngày tháng đứng lên chống lại phát-xít và được kể về những đồng đội của họ đã hy sinh. Tôi đã trò chuyện với những người Do Thái vượt thoát bàn tay Quốc Xã và những ân nhân đã giúp họ trốn chạy.
Sự hiểu biết của tôi về nỗi kinh hoàng tại nhiều nước dưới chế độ Cộng Sản đến từ sách vở nhiều hơn là qua các tiếp cận với con người. Ðối với tôi, nỗi kinh hoàng từ những hệ thống cai trị này còn cay đắng hơn nhiều vì nó được thi hành nhân danh giải phóng con người khỏi áp bức và bóc lột.
Trong những thập niên gần đây, qua giao tiếp với những người sống tại các nước bị cai trị độc tài như Panama, Ba Lan, Chi Lê, Tây Tạng, Miến Ðiện, đặc tính của những chế độ độc tài ngày nay hiện ra càng lúc càng rõ hơn. Từ kinh nghiệm của những người Tây Tạng đã từng chống lại sự hung hãn của Cộng Sản Trung Quốc, những người Nga từng chặn đứng ý định đảo chánh của cánh ngoan cố vào tháng 8 năm 1991, và những người Thái từng dùng cách bất bạo động để chặn đứng cánh quân đội trở lại nắm quyền, tôi dần dần thu thập được nhiều góc nhìn rất đáng lo về bản chất tai hại ngấm ngầm của các chế độ độc tài.
Niềm phẫn uất trong tôi trước những hành vi thô bạo cùng với lòng ngưỡng phục những con người quá điềm tĩnh, anh hùng và can đảm càng thêm mạnh mẽ sau những chuyến tìm hiểu của tôi tại một số vùng nguy hiểm mà nỗ lực chống cự của những con người can đảm vẫn tiếp diễn. Ðó là đất nước Panama dưới tay ông Noriega; vùng Vilnius thuộc Lithuania dưới sự áp bức triền miên của Liên Xô; quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh trong những ngày tưng bừng tung hô tự do và trong đêm oan nghiệp mà chiếc thiết vận xa đầu tiên tiến vào; và sau hết, đó là tổng hành dinh giữa rừng già của lực lượng dân chủ phản kháng tại Manerplaw trong vùng “Miến Ðiện giải phóng”.
Thỉnh thoảng tôi có dịp thăm viếng những nơi có các nhà đấu tranh đã ngã gục, như trạm phát hình và nghĩa địa tại Vilnius, công viên Riga nơi dân chúng bị bắn hàng loạt, trung tâm Ferrara tại Bắc Ý Ðại Lợi nơi phát-xít giàn các nhà kháng cự ra xử tử, và một nghĩa trang đơn sơ tại Manerplaw đầy xác những thanh niên còn quá trẻ. Một nhận thức buồn thảm là mọi chế độ độc tài đều để lại đằng sau đầy chết chóc và tàn phá như vậy.
Từ những quan tâm và kinh nghiệm này, nảy sinh trong tôi niềm hy vọng mạnh mẽ rằng ngăn chặn độc tài là việc có thể làm được, rằng những cuộc đấu tranh chống độc tài có thể đạt tới thành công mà không phải chịu cảnh chém giết tràn lan từ mọi phía, rằng các chế độ độc tài có thể bị phá hủy và ngăn chận không trỗi dậy được nữa.
Tôi đã cố gắng suy nghĩ cẩn thận về những cách mang hiệu quả cao nhất để làm tan rã chế độ độc tài với tối thiểu tổn thất về sinh mạng và khổ đau. Trong nỗ lực này tôi đã tham khảo kết quả nghiên cứu nhiều năm của tôi về các chế độ độc tài, những phong trào kháng cự, các cuộc cách mạng, những giòng tư tưởng chính trị, các hệ thống chính phủ, và đặc biệt về đấu tranh bất bạo động trong thực tiễn.
Tài liệu này kết quả của nỗ lực nêu trên. Tôi chắc chắn là nó chưa hoàn hảo, nhưng có lẽ nó đề ra được một số khung sườn để giúp suy nghĩ và hoạch định ra những phong trào giải phóng mãnh liệt hơn và hiệu quả hơn.
Vì nhu cầu và cũng do chủ ý của tôi, tài liệu này chỉ tập trung vào các nguyên tắc chung làm sao phá bỏ một chế độ độc tài và ngăn chận một chế độ độc tài khác nổi lên. Tôi không thể soạn ra một bản phân tích chi tiết hay một toa thuốc cho từng quốc gia. Tuy nhiên, tôi hy vọng những phân tích chung này sẽ hữu ích cho những dân tộc đang sống dưới ách độc tài tại nhiều quốc gia. Họ sẽ là người xét xem các phân tích này có đúng với trường hợp của họ không và các đề nghị có thể áp dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng của họ không.
Tôi mang ơn nhiều người trong quá trình hình thành tài liệu này. Bruce Jenkins, người phụ tá đặc biệt của tôi, đã đóng góp vô kể qua việc nhận dạng các khiếm khuyết trong nội dung và cách trình bày, và qua những góp ý của ông để các ý tưởng khó được trình bày rõ hơn và mạnh hơn, cũng như các góp ý về bố cục và sửa chữa. Tôi cũng rất biết ơn sự giúp đỡ biên soạn của Stephen Coady. Tiến sĩ Christopher Kruegler and Robert Helvey đã cung cấp nhiều phê bình và góp ý quan trọng. Tiến sĩ Hazel McFerson và tiến sĩ Patricia Parkman đã cung cấp cho tôi dữ kiện về các cuộc đấu tranh tại Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Mặc dù được nhận những hỗ trợ tử tế và rộng lượng đó, tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những phân tích và kết luận trong tài liệu này.
Không một chỗ nào trong bài phân tích này mà tôi tự cho là việc phản kháng lại các kẻ độc tài là chuyện dễ hay không tốn gì cả. Mọi cuộc đấu tranh đều có rắc rối và tổn thất. Chống lại các kẻ độc tài dĩ nhiên cũng không tránh khỏi có thương vong. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng bài phân tích này sẽ thúc đẩy các vị lãnh đạo phản kháng quan tâm đến những chiến lược vừa gia tăng sức mạnh đấu tranh lại vừa giảm thiểu mức độ thương vong.
Bài phân tích này cũng không hàm ý rằng khi một chế độ độc tài chấm dứt thì mọi vấn đề khác cũng sẽ biến mất. Sự sụp đổ của một chế độ cai trị không biến một nước thành địa đàng. Ðúng hơn, nó chỉ mở ra con đường cho những nỗ lực kiên trì và trường kỳ để xây dựng những mối quan hệ chính trị, kinh tế, và xã hội công bằng hơn, và xóa đi những hình thức bất công và áp bức. Tôi hy vọng bài khảo sát ngắn gọn này về phương cách làm tan rã một chế độ độc tài sẽ ích lợi cho bất cứ dân tộc nào đang sống dưới sự khống chế và đang khao khát tự do.
Gene Sharp
Ngày 6 tháng 10 năm 1993
Học Viện Albert Einstein
PO BOX 455
East Boston, MA 02128
---------------------------------------------------------------------------
TẢI XUỐNG
0 nhận xét