Ngày 28 tháng 5 năm 2012
Là một đại diện cho cử tri vùng Fowler, tôi thường nêu lên những mối quan tâm liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Lập trường của tôi về vấn đề này rõ ràng.
Tôi tin vào một thế giới ở đó các quyền cơ bản của con người được tôn trọng, và tôi rất ngưỡng mộ những người can đảm dám gióng lên tiếng nói vì quyền hạn của họ.
Trong vòng mười tám tháng qua kể từ khi trở thành đại diện cử tri vùng Fowler, tôi đã thường được tiếp cận với cộng đồng người Việt và được yêu cầu nêu mối quan tâm của họ lên Quốc Hội Úc.
Mối quan tâm chính của 1/4 số cử tri trong địa hạt tôi là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, và tôi xem đó là một vinh dự và đặc quyền để đại diện họ trong Quốc hội về một vấn đề quan trọng như vậy.
Cùng tham dự với tôi hôm nay là các đại diện Ban Chấp Hành VCA (Cộng Đồng Người Việt Tự Do), giới truyền thông Việt Nam và một số người Úc gốc Việt quan tâm về nhân quyền. Tôi xin gởi lời cảm ơn họ đã đến tham dự ngày hôm nay.
Là một đại diện cho cử tri vùng Fowler, tôi thường nêu lên những mối quan tâm liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Lập trường của tôi về vấn đề này rõ ràng.
Tôi tin vào một thế giới ở đó các quyền cơ bản của con người được tôn trọng, và tôi rất ngưỡng mộ những người can đảm dám gióng lên tiếng nói vì quyền hạn của họ.
Trong vòng mười tám tháng qua kể từ khi trở thành đại diện cử tri vùng Fowler, tôi đã thường được tiếp cận với cộng đồng người Việt và được yêu cầu nêu mối quan tâm của họ lên Quốc Hội Úc.
Mối quan tâm chính của 1/4 số cử tri trong địa hạt tôi là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, và tôi xem đó là một vinh dự và đặc quyền để đại diện họ trong Quốc hội về một vấn đề quan trọng như vậy.
Cùng tham dự với tôi hôm nay là các đại diện Ban Chấp Hành VCA (Cộng Đồng Người Việt Tự Do), giới truyền thông Việt Nam và một số người Úc gốc Việt quan tâm về nhân quyền. Tôi xin gởi lời cảm ơn họ đã đến tham dự ngày hôm nay.
"... tôi cảm thấy kinh hoàng trước số lượng người dân hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của con người..." DB Úc Chris Hayes
Tôi đệ đạt kiến nghị này vì tôi quan tâm đến các báo cáo ngày càng nhiều về việc vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị vào năm 1982, nhưng dường như tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có nhiều cải tiến.
Tôi được biết qua nhiều nguồn rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngược lại đã trở nên tồi tệ hơn.
Thứ năm ngày 24 tháng 5 vừa qua, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) cho biết là bốn nhà hoạt động Công giáo đã bị bắt chỉ vì họ phân phát truyền đơn ủng hộ dân chủ, và đã bị xét xử tại Tòa án Nghệ An theo Điều 88.
Vào năm 2011, toà án Việt Nam sử dụng điều khoản này để buộc tội ít nhất 10 bloggers và các nhà hoạt động khác chỉ vì bày tỏ quan điểm của họ, bao gồm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bloggers Vi Đức Hồi, Lục Văn Bảy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Bá Đăng.
Trong tháng Ba năm 2012, Toà án nhân dân Nghệ An đã kết án hai nhà hoạt động Công giáo khác là Võ Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Thanh, theo Điều 88. Ít nhất thêm 12 bloggers Công giáo và các nhà hoạt động khác, bao gồm cả các blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn, đang bị giam giữ chờ điều tra hoặc đợi ngày ra tòa.
Trong tháng Tư vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một cư dân của California cũng bị bắt giữ khi đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn và bị kết tội theo Điều 84 về “khủng bố”. Tiến sĩ Quân là nhà hoạt động dân chủ kiên trì và là thành viên của đảng Việt Tân.
Đúng vậy, chúng ta gọi Việt Nam là nước láng giềng Đông Nam Á, một đối tác thương mại sáng giá, nhưng tôi cảm thấy kinh hoàng trước số lượng người dân hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của con người.
Tôi đề cập đến những người mà tội tành duy nhất là hỗ trợ các nhóm chính trị không được công nhận bởi nhà nước, những người chỉ trích chính sách của chính phủ hoặc kêu gọi dân chủ.
Điều đáng quan tâm là kể từ năm 2002, Úc đã có chín lần đối thoại với Việt Nam về nhân quyền mà lại không có kết quả rõ ràng. Là một đối tác thương mại và nhà tài trợ quan trọng, tôi tin rằng Úc có cả quyền về đạo lý lẫn pháp lý để đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của họ.
Chúng ta không cần phải ghi chép lại các vi phạm nhân quyền đã xảy ra; điều chúng ta cần là thấy sự cải tiến xác thực. Chúng ta cần thấy kết quả tích cực thông qua các mối quan hệ giữa chúng ta với Việt Nam.
Ở mức tối thiểu, Úc cùng với cộng đồng quốc tế nên đòi hỏi các cam kết tình nguyện từ chính phủ Việt Nam khi ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được tôn trọng.
Qua việc đệ đạt Kiến nghị này, tôi kêu gọi chính phủ Úc xem xét lại cuộc Đối thoại Nhân quyền hiện tại với Việt Nam và mời gọi các Nghị viện và Thượng nghị sĩ cùng tham gia.
Tôi ở vị thế may mắn được biết các vi phạm nhân quyền từ các Ban Chấp Hành của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc, Đại tá Võ Đại Tôn, Lm. Paul và Lm. Francis, đài Việt Nam Sydney Radio và đảng Việt Tân.
Những cá nhân và tổ chức này thể hiện lòng tha thiết và dấn thân trong việc cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam và tôi chào đón những đóng góp xây dựng của họ trong cuộc đối thoại như vậy.
Tôi tin chắc rằng chính phủ sẽ phải xem xét các vấn đề nhân quyền tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi phân phối ngân quỹ theo chương trình viện trợ phát triển của Úc ở nước ngoài.
Và tôi tin là chính quyền Úc nên cổ vũ cho phương thức "toàn bộ chính quyền" với những quan hệ song phương và đa phương với Việt Nam, nhất là những vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Tôi luôn có sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với người bảo vệ nhân quyền. Là đại diện cử tri vùng Fowler, tôi được may mắn kết bạn với một số những người nam và nữ anh hùng.
Hai người mà tôi muốn đặc biệt đề cập đến là Đại tá Võ Đại Tôn và Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến. Những người này đã không chỉ đóng góp to lớn trong lĩnh vực nhân quyền mà rộng hơn cho cộng đồng Úc.
Tôi cũng muốn đề cao sự đóng góp của Lm. Lý, ông đã bị tổng cộng 15 năm tù giam từ năm 1977 vì cuộc đấu tranh của ông cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Theo tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW), Lm. Lý đã lại bị vào tù vào cuối tháng 7 năm 2011 và bị kết án thêm 5 năm tù, và tiếp theo là 5 năm quản chế. Có sự lo ngại sâu sắc về sức khỏe của Lm. Lý khi ông bị đột qụy 3 lần trong khi bị biệt giam trong năm 2009 và cũng bị một khối u não. Tôi đã có dịp nói chuyện với Lm. Lý trong quá khứ thông qua sự hỗ trợ của đài Việt Nam Sydney Radio và rất cảm phục sự cống hiến của ông đối với vấn đề nhân quyền.
Vào tháng 3 đầu năm nay, tôi đã tỏ lòng cảm phục đến gia đình của những người bảo vệ nhân quyền: những người chồng, người vợ, người mẹ, người cha, người con của những người cam đảm bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ vì bị khước từ các quyền con người, mà còn bị thất vọng não nề bởi một hệ thống pháp luật không tôn trọng công lý và công bằng đối với những người dám lên tiếng.
Việc tuyên dương những người bảo vệ nhân quyền là điều quan trọng, nhưng việc ghi nhận vai trò gia đình của họ và những khó khăn họ phải chịu đựng trong việc hỗ trợ các người thân yêu của họ cũng không kém phần quan trọng.
Người Việt Nam là một trong những người dũng cảm, có khả năng và rộng lượng nhất mà tôi đã từng gặp. Ba thập kỷ trước, họ đã cho thấy lòng can đảm to lớn khi rời khỏi quê nhà của họ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
...cộng đồng Việt Nam vùng Đông Nam Sydney quyên góp được hơn $450.000 giúp nạn nhân trong trận lũ lụt Queensland.
Những người định cư ở Úc đã cho thấy khả năng tuyệt vời qua những gì họ đã đạt được. Người Việt Nam cũng đã chứng tỏ lòng quảng đại, đóng góp tích cực cho cộng đồng Úc, không chỉ trong việc chia sẻ với chúng ta qua các món ăn và các lễ hội văn hóa, mà còn là tiên phong trong việc giúp đỡ đồng bào Úc.
Điển hình những nỗ lực gây quỹ sau sự tàn phá của lũ lụt Queensland cho thấy mức độ của lòng rộng lượng của cộng đồng Việt Nam.
Một người bạn tốt của tôi, Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình, nói với tôi về một ngụ ngôn Việt Nam, dịch đại ý là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ông nói với tôi rằng trong vòng 37 năm qua, Úc đã bảo vệ và hỗ trợ cho rất nhiều gia đình Việt Nam khi họ gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ.
Bây giờ, nhìn thấy đồng bạn người Úc gặp khó khăn thì đây được xem như là một trách nhiệm để người Việt Nam hồi đáp. Cộng đồng Việt Nam vùng Đông Nam Sydney đã quyên góp được hơn $450.000 giúp nạn nhân trong trận lũ lụt Queensland.
Rõ ràng, sự rộng lượng và tấm lòng của cộng đồng Việt Nam là phi thường.
Tôi tin rằng thách thức lớn đối với chính phủ Việt Nam là xem người dân là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Cho đến nay, dường như chính phủ Việt Nam đã không có đủ niềm tin và can đảm để làm như vậy. Điều này đem tôi trở lại với Kiến nghị của tôi.
Qua cuộc đối thoại Nhân Quyền Việt Nam với sự giám sát của thành viên Quốc hội, thượng nghị sĩ và cộng đồng rộng lớn hơn, vi phạm nhân quyền tại Việt Nam có thể được kiểm soát và thảo luận một cách thường xuyên và thích hợp hơn.
Tôi tin rằng cần phải có nhiều cơ hội hơn cho các nhóm cộng đồng như VCA để nêu lên trực tiếp đến chính phủ Úc những quan tâm về nhân quyền.
Hơn nữa, qua cách chú trọng các vấn đề nhân quyền khi phân bố ngân quỹ cho chương trình tài trợ phát triển nước ngoài của Úc, chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền cho chính phủ Úc, đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên áp lực chế độ Việt Nam tôn trọng các Hiệp định quốc tế mà họ đã tình nguyện ký kết.
Là một nước dân chủ, chúng ta có quyền tự do bày tỏ quan điểm, chỉ trích chính phủ và hành lễ tôn giáo. Mặc dù có những khác biệt, việc công nhận quyền của một cá nhân là những gì liên kết chúng ta lại.
Úc có một vai trò hàng đầu trong khu vực về việc đeo đuổi quyền con người và chúng ta nên tự hào về điều đó. Chúng ta đã có một vai trò hàng đầu trong việc phát triển thương mại ở các nước láng giềng như Việt Nam. Một lần nữa, đó là điều chúng ta nên tự hào. Khi làm như vậy, chúng ta cần phải đi xa hơn.
Thay vì chỉ dùng lời nói, chúng ta nên yêu cầu các quốc gia đã ký Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị, không những chỉ tôn trọng tinh thần của Công ước cho các mục đích thương mại mà còn tôn trọng mỗi một điều khoản trong đó, đặc biệt là những điều áp dụng cho con người và quyền tự do.
Tôi nói ra không phải là tiêu cực vì tôi nhận ra rằng chiến tranh đã tàn phá Việt Nam trên phương diện ấy. Tuy nhiên tôi nói ra với một tấm lòng. Như tôi đã thường xuyên nói, Việt Nam có một tiềm năng lớn để đạt được nhiều thành quả trong thế giới hiện đại.
Tuy nhiên để đạt được điều này cũng như để đạt được sự công nhận quốc tế thích đáng, bước đầu tiên là cần chứng tỏ một sự tôn trọng chân thật các quyền con người cơ bản cho chính người dân của họ.
Tôi cảm ơn Cộng Đồng Người Việt tại Úc, các nhà lãnh đạo cộng đồng, Chủ tịch Liên bang Phong Nguyễn, Chủ tịch NSW Nguyễn Thanh, Chủ tịch ACT Lê Công cùng với các thành viên còn lại của các Ban Chấp Hành.
Tôi cảm ơn các linh mục Công giáo: Lm. Phanxicô và Lm. Paul Văn Chi, đảng Việt Tân, Đài Việt Nam Sydney Radio, Đại tá Võ Đại Tôn và nhiều thành phần đã nêu cho tôi vấn đề nhân quyền
Tình thương của người Úc gốc Việt dành cho quê cha đất tổ của họ và ước vọng cho một nước Việt Nam tương lai tốt đẹp hơn thật là một điều đầy cảm hứng. Tôi mong được nhìn thấy một nước Việt Nam tương lai với các quyền căn bản con người được tôn trọng.
Nguon: chrishayesmp.com
check that replica bags south africa read this post here replica bags for sale see replica bags qatar