Yanzhong Huang là giáo sư trường Đại học Seton Hall ở Hoa Kỳ, là người Mỹ gốc Hoa, thường viết bài trên tạp chí Đối ngoại Foreign Affairs ở Hoa Kỳ.
Vừa rồi giáo sư Huang có bài viết “Cuộc khủng hoảng về sức khỏe ở Trung Quốc - "China's Health Crisis: The Sick Man of Asia", báo động về tình hình cực kỳ bi đát về sức khỏe của nước đông dân nhất thế giới. Đi cùng bài báo này là một số bài bình luận, phóng sự, thống kê, ảnh theo cùng một chủ đề, mang tên chung là: “Người bệnh hoạn của châu Á” - the Sickman of Asia.
Bài báo cho biết: Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh lao phổi và bệnh viêm gan. Riêng về bệnh gan Hepatitis B, Trung Quốc có 130 triệu người nhiễm bệnh, chiếm 1/3 số người mắc bệnh trên toàn thế giới.
Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về số người có bệnh chấy rận, đặc biệt ở phụ nữ.
Trung Quốc cũng là nước có số người mắc bệnh Alzheimer nhiều nhất.
Mỗi năm, Trung Quốc có 287.000 người tự tử (thống kê năm 2009); Mỗi ngày ở Trung Quốc có 3.500 vụ phá thai.
Trung Quốc là nước mà số người dân có bảo hiểm sức khỏe thấp nhất. 44% dân thành thị, 87% dân sống ở nông thôn không có bảo hiểm sức khỏe.
Theo xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Trung Quốc xếp hạng thứ 144 trên 191 nước trên toàn thế giới về mức độ chăm sóc sức khỏe của người dân.
Theo công bố, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc chỉ chi phí hàng năm có 1,1% ngân sách quốc gia cho toàn ngành y tế, trong khi đó họ chi hơn 10% cho quốc phòng, còn ở Hoa Kỳ ngân sách dành cho y tế công cộng lên đến 6,7% ngân sách hàng năm.
Về sức khỏe tinh thần của dân chúng, về “lương tâm xã hội”, bài báo nêu lên một điển hình ở thị trấn Phú Sơn tỉnh Quảng Đông, khi em bé Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị một xe tải cán phải, 20 người dân đi qua tảng lờ như không có gì xảy ra, theo máy video công cộng ghi lại, sau đó mới có người bế em dậy mang đi cấp cứu. Vậy là người dân Trung Quốc coi sinh mạng của đồng bào, đồng lọai “như là chó, là mèo, không chút thương cảm”. Đây là căn bệnh tâm thần rất nguy hiểm cho cuộc sống trong xã hội.
Thật là đau lòng cho người Việt Nam, khi bài báo ở cuối bài cho biết tình hình ở Việt Nam và Lào còn bi đát hơn Trung Quốc về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. WHO đã xếp Việt Nam và Lào ở dưới mức 144 khá xa, chỉ trên một số nước châu Phi.
Đây là bài báo rất cần đọc cho 14 vị trong bộ chính trị, cho 200 vị uỷ viên trung ương đảng, cho các đại biểu quốc hội ở Việt Nam, khi họ vẫn thường nói đến “chính quyền nhân dân, do dân, vì dân, của dân”, đến “nền y tế xã hội chủ nghĩa và nhân dân”, khi ở nhiều bệnh viện người bệnh nằm chung 2, 3 người trên một giường bệnh, và có khi trải chiếu nằm dưới gầm giường…
Còn về căn bệnh tâm thần, giới lãnh đạo “hèn với giặc, ác với dân” bỏ tù những công dân ưu tú yêu nước như LS Cù Huy Hà Vũ, anh Trần Huỳnh Duy Thức, các nữ nhi Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng…đủ cho thấy đạo lý xã hội do đảng CS bồi dưỡng đã tha hóa nguy hiểm đến mức nào.
Bùi Tín
Vừa rồi giáo sư Huang có bài viết “Cuộc khủng hoảng về sức khỏe ở Trung Quốc - "China's Health Crisis: The Sick Man of Asia", báo động về tình hình cực kỳ bi đát về sức khỏe của nước đông dân nhất thế giới. Đi cùng bài báo này là một số bài bình luận, phóng sự, thống kê, ảnh theo cùng một chủ đề, mang tên chung là: “Người bệnh hoạn của châu Á” - the Sickman of Asia.
Bài báo cho biết: Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh lao phổi và bệnh viêm gan. Riêng về bệnh gan Hepatitis B, Trung Quốc có 130 triệu người nhiễm bệnh, chiếm 1/3 số người mắc bệnh trên toàn thế giới.
Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về số người có bệnh chấy rận, đặc biệt ở phụ nữ.
Trung Quốc cũng là nước có số người mắc bệnh Alzheimer nhiều nhất.
Mỗi năm, Trung Quốc có 287.000 người tự tử (thống kê năm 2009); Mỗi ngày ở Trung Quốc có 3.500 vụ phá thai.
Trung Quốc là nước mà số người dân có bảo hiểm sức khỏe thấp nhất. 44% dân thành thị, 87% dân sống ở nông thôn không có bảo hiểm sức khỏe.
Theo xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Trung Quốc xếp hạng thứ 144 trên 191 nước trên toàn thế giới về mức độ chăm sóc sức khỏe của người dân.
Theo công bố, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc chỉ chi phí hàng năm có 1,1% ngân sách quốc gia cho toàn ngành y tế, trong khi đó họ chi hơn 10% cho quốc phòng, còn ở Hoa Kỳ ngân sách dành cho y tế công cộng lên đến 6,7% ngân sách hàng năm.
Về sức khỏe tinh thần của dân chúng, về “lương tâm xã hội”, bài báo nêu lên một điển hình ở thị trấn Phú Sơn tỉnh Quảng Đông, khi em bé Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị một xe tải cán phải, 20 người dân đi qua tảng lờ như không có gì xảy ra, theo máy video công cộng ghi lại, sau đó mới có người bế em dậy mang đi cấp cứu. Vậy là người dân Trung Quốc coi sinh mạng của đồng bào, đồng lọai “như là chó, là mèo, không chút thương cảm”. Đây là căn bệnh tâm thần rất nguy hiểm cho cuộc sống trong xã hội.
Thật là đau lòng cho người Việt Nam, khi bài báo ở cuối bài cho biết tình hình ở Việt Nam và Lào còn bi đát hơn Trung Quốc về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. WHO đã xếp Việt Nam và Lào ở dưới mức 144 khá xa, chỉ trên một số nước châu Phi.
Đây là bài báo rất cần đọc cho 14 vị trong bộ chính trị, cho 200 vị uỷ viên trung ương đảng, cho các đại biểu quốc hội ở Việt Nam, khi họ vẫn thường nói đến “chính quyền nhân dân, do dân, vì dân, của dân”, đến “nền y tế xã hội chủ nghĩa và nhân dân”, khi ở nhiều bệnh viện người bệnh nằm chung 2, 3 người trên một giường bệnh, và có khi trải chiếu nằm dưới gầm giường…
Còn về căn bệnh tâm thần, giới lãnh đạo “hèn với giặc, ác với dân” bỏ tù những công dân ưu tú yêu nước như LS Cù Huy Hà Vũ, anh Trần Huỳnh Duy Thức, các nữ nhi Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng…đủ cho thấy đạo lý xã hội do đảng CS bồi dưỡng đã tha hóa nguy hiểm đến mức nào.
Bùi Tín
VOA
0 nhận xét