– Bản đồ ‘đường lưỡi bò’ được Trung cộng đưa ra quá phi lý về cả lịch sử và pháp lý quốc tế, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông,
Trung cộng chỉ đưa một bản đồ có đường lưỡi bò kèm theo công hàm của họ phản đối về các báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa (năm 2009). Nhưng họ cũng không giải thích rõ ràng đường lưỡi bònày là gì.
Theo các học giả Trung cộng , đường lưỡi bò chính thức xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948, được coi như là là một đường đứt khúc gồm có 11 đoạn, bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông.
Đến năm 1953, theo phê chuẩn của Thủ tướng Chu Ân Lai, đường lưỡi bò bị bỏ hai đoạn đứt khúc, nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, một đoạn nằm giữa Đài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryu Kyu) của Nhật Bản. Và từ giai đoạn này trở đi, nó chỉ còn 9 đoạn.
Như thế, việc Trung cộng muốn xem đường lưỡi bò (gồm 9 đoạn như đã biết) chính là đường biên giới biển cũng không đủ căn bản pháp lý?
Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát. Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Như đã nói, từ 11 đoạn, năm 1953, Trung cộng đã phải bỏ đi hai đoạn vì quá vô lý.
Nói như Du Khoan Tứ, GS Luật của Đại học Quốc lập, Đài Loan: “Đường ranh giới chữ U không những được xác định trước khi Công ước Geneva 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 xuất hiện, mà còn không có luận điểm căn bản , cũng không có mốc kinh độ, vĩ độ, vì thế nó khó mà biểu thị là một đường biên giới được”.
Yêu sách đường lưỡi bò phi lý! Bởi lẽ,
Thứ nhất, Trung cộng cho rằng đã thực thi chủ quyền trên vùng biển này từ rất lâu, thậm chí từ trước Công nguyên. Nhưng, họ lại không đưa ra được các bằng chứng thuyết phục về vấn đề này. Ngược lại, các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả rập, Ấn Độ, Mã Lai, Việt trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy biển Đông hoàn toàn là “ao hồ của Trung hoa”.
Các chính quyền phong kiến Trung hoa cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào, trước các hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung hoa.
Thứ hai, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung hoa, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung hoa là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
Các bản đồ lãnh thổ Trung hoa của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung hoa. Bản đồ Trung hoa
thế kỷ XVII của
Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Cty Đông Ấn – Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “Nơi xa nhất của Trung hoa bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ”.
Trung hoa chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ.
Đường lưỡi bò không chỉ bị Việt Nam mà ngay cả Malaysia, Indonesia, Philippines… phản đối bởi vì nó không có căn bản nào trong pháp luật quốc tế. Các học giả Trung cộng rất bối rối khi tìm quy chế pháp lý áp dụng cho vùng nước bao bọc bên trong đường lưỡi bò đó, chưa kể đến việc chính quyền Trung cộng đã đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau.
Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung cộng ? Không thể có điều vô lý đó.
Khái niệm vịnh lịch sử hay vùng nước lịch sử đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế thực hiện nghiên cứu. Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử.
Theo đó, xác định tiêu chuẩn một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các án lệ quốc tế phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện sau:
1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách;
2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian;
3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.
Như đã phân tích, Trung cộng đã không trưng ra được những bằng chứng gì chứng minh họ đã thực thi chủ quyền của họ một cách sớm nhất, liên tục, với những biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế yêu cầu.
Ngay cả khi các học giả Trung cộng đã viện dẫn một số trường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như: yêu sách của Libya ngày 11-10-1973 tại vịnh Sidra… Nhưng 15 trường hợp này là những yêu sách quá đáng “vùng nước lịch sử” mà luật pháp quốc tế luôn phê phán. Nó không tạo ra được một ý thức pháp luật và không bao giờ được luật quốc tế chấp nhận như một quy tắc tập quán.
Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách vùng nước nằm trong đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích biển Đông như thế. Yêu sách biển Đông như một ao hồ của Trung hoa là xa lạ, đi ngược lại học thuyết các vùng nước lịch sử và sẽ không chấp nhận một khoảng không gian rộng lớn như biển này, biển lớn vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.
Ngày 7-5-2009, Trung cộng lần đầu tiên công khai bản đồ đường lưỡi bò kèm theo công hàm phản đối báo cáo của Việt Nam và Malaysia. Ngay sau đó, ngày 8-5-2009, Việt Nam và Malaysia cùng gửi công hàm phản đối lại.
Ngày 8-7-2010, Indonesia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, trong đó nói rõ đường lưỡi bò không có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế.
Ngày 5-4-2011, Philippines cũng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối đường lưỡi bò.
Ngày 30-3-2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ra tuyên bố gián tiếp phản đối sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò… Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Hoàng Việt
Nguồn: Bacaytruc
0 nhận xét