DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» Tin Xã Hội » EDLC yêu cầu trả tự do cho nhà bảo vệ môi trường Cù Huy Hà Vũ

Hà Nội – Trong thư của Trung tâm EDLC gởi bà Nguyễn Thị Dương Hà có đoạn viết: “Ngoài ra, Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã chuyển những kết luận của chúng tôi tới chính quyền Việt Nam, và họ đã phúc đáp. Trung tâm EDLC sẽ tiếp tục gửi các ý kiến nhận xét và phản hồi về nội dung phúc đáp của chính quyền Việt Nam. Nhóm Công tác, có văn phòng đặt tại Geneva, có thể sẽ xem xét vụ việc này trong phiên họp sắp tới, khoảng giữa ngày 29 tháng Tám đến ngày mồng 2 tháng Chín. Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc, tuy không đưa ra được phán quyết về vụ việc, có khả năng sẽ đưa ra các khuyến nghị đối với chính quyền Việt Nam”.

Sau đây xin mời quý vị đọc văn thư của Trung tâm EDLC vừa gởi đến các vị lãnh đạo Việt Nam (VRNs đăng bản tiếng Việt trước, bản tiếng Anh sau):

Tháng Sáu năm 2011

Kính gửi:

Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Phủ Chủ tịch
Đường Hùng Vương - Ba Đình, Hà Nội - Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam-Văn phòng Chính phủ-Số 1, Hoàng Hoa Thám-Ba Đình, Hà Nội-Việt Nam

Bà Lê Thị Thu Ba
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam-Văn phòng Quốc hội-37 Hùng Vương-Ba Đình, Hà Nội-Việt Nam

V/v: Tùy tiện bắt giam, khởi tố và kết án Nhà bảo vệ Môi trường Cù Huy Hà Vũ.

Thưa Ngài, Thưa Ông, Thưa Bà,

 Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (EDLC) là một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại Hoa Kỳ, hoạt động với mục tiêu bảo vệ quyền con người của các cá nhân và cộng đồng tại các nước đang phát triển, những người đang đấu tranh chống lại các tác nhân gây hại tới môi trường của mình. Những nhà bảo vệ môi trường thường trở thành nạn nhân của những vụ kiện dân sự mang tính trả thù, hoặc bị khởi tố hình sự với các tội danh ngụy tạo ở mức độ nghiêm trọng, và bị tra tấn.
Vì vậy, một lần nữa, chúng tôi viết văn thư này để nhắc lại mối quan ngại về những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc tùy tiện bắt giam, kéo theo việc khởi tố và xét xử trái  luật đối với nhà bảo vệ môi trường, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt một cách tùy tiện vào ngày mồng năm tháng Mười Một năm 2010, và bị tạm giam suốt từ hôm đó đến nay. Ông bị kết tội đã “làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ suý, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lãnh đạo Nhà nước.”
Trong số các tài liệu dùng để buộc tội được đề cập trong một cuộc họp báo của Chính phủ Việt Nam, có hai đơn kiện của Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian gần đây. Đơn kiện thứ nhất, nộp ngày 11 tháng Sáu năm 2009, liên quan tới việc Thủ tướng phê duyệt dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây nguyên – một vấn đề đang gây tranh cãi. Bốn ngày sau khi nguyên đơn nộp cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, đơn kiện này bị bác. Đơn kiện thứ hai, đệ trình lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 21 tháng Mười năm 2010, cũng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc đã ký Nghị định 136/2006/NĐ-CP, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Cù Huy Hà Vũ chưa từng nhận được hồi âm về đơn kiện này, nhưng có sự kiện trùng hợp là chỉ hai tuần sau khi nộp đơn kiện nói trên cho Tòa án thì ông bị bắt.
Phiên tòa xét xử ông Vũ vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 cũng tùy tiện y như việc bắt giữ ông ta. Bất chấp những bằng chứng hiển nhiên về xung đột lợi ích trong phiên tòa sơ thẩm, các yêu cầu của ông Vũ đã bị bác bỏ một cách quá nhanh gọn. Ngoài ra, Tòa án cũng từ chối cho bên bào chữa xem bản sao của mười đầu tài liệu được viện dẫn với tư cách là chứng cứ buộc tội. Kết thúc phiên xử, Cù Huy Hà Vũ bị kết án bảy năm tù giam và ba năm quản chế.
Hiển nhiên là việc tùy tiện bắt giữ và kết án ông Vũ có liên quan đến các hoạt động bênh vực nhân quyền của ông. Ông Cù Huy Hà Vũ đã bị điểm mặt để trấn áp vì đã đóng vai trò tiên phong trong các vụ kiện, với mục tiêu chính là bảo vệ các quyền lợi tập thể và bảo vệ môi trường chung. Dường như, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã bắt giam Cù Huy Hà Vũ vì sự lên tiếng của ông đã chọc giận các nhóm quyền lực.
Về việc này, EDLC xin nhắc các ngài rằng, theo nhiều công ước và thỏa thuận về nhân quyền mà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết tôn trọng, bao gồm Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền và Nghĩa vụ của các Cá nhân, Nhóm và Tổ chức xã hội trong việc Thúc đẩy và Bảo vệ các Quyền tự do cơ bản và Nhân quyền đã được Công nhận trên Toàn cầu, những người bảo vệ nhân quyền có quyền hành động mà không bị ngăn cản bởi hành vi trả đũa hoặc lo sợ bị trả đũa.
Ngoài ra, việc tùy tiện giam giữ ông Cù Huy Hà Vũ cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do ngôn luận của đương sự, cũng như quyền không bị bắt giam tùy tiện, theo các Điều 19 và Điều 9 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Nội dung này cũng sẽ được đề cập chi tiết trong bản tóm tắt hồ sơ vụ án với tư cách người góp ý về pháp luật cho tòa án, sẽ đệ trình cho Tòa án Nhân dân Tối cao và được gửi kèm theo văn thư này. Ngoài ra, phiên tòa xét xử ông Vũ, như đã miêu tả trong phần trên, thể hiện sự vi phạm đối với “quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án vô tư, độc lập, và có thẩm quyền theo luật” theo điều 14 của Công ước nêu trên.
Hành vi vi phạm các quyền cá nhân của ông Vũ là rất nghiêm trọng, vì điều đó thể hiện nỗ lực đàn áp quyền tự do ngôn luận không chỉ của riêng ông Vũ, mà còn của những người khác đã phát biểu, hoặc có ý định phát biểu những quan điểm tương tự, hoặc những người được hưởng lợi từ các vụ kiện chính phủ mà ông Vũ theo đuổi. Nói cách khác, biên độ của sự vi phạm nói trên vượt xa ngoài phạm vi các quyền và lợi ích của cá nhân đương sự, nên hậu quả rất trầm trọng.
Vì những điều trên, xét các hành động của ông Vũ là hoàn toàn hợp pháp, Chính phủ Việt Nam đã và đang vi phạm một loạt các quy định công pháp quốc tế về quyền con người đã được chính nhà nước này cam kết tôn trọng và thực hiện, nên phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ nhận ra rằng việc giam giữ, khởi tố và xét xử ông Cù Huy Hà Vũ một cách bất công là hiển nhiên vi phạm các quyền con người của đương sự và sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để thả vô điều kiện và hủy bỏ hoàn toàn các tội trạng mà Chính phủ Việt Nam đang cáo buộc ông Vũ.

Kính thư,
Giám đốc Điều hành
Sao gửi:
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền
Cô Margaret SEKAGGYA (Uganda) defenders@ohchr.org; urgent-action@ohchr.org

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền Tự do chính kiến và ngôn luận, Ông Frank La Rue (Guatemala), freedex@ohchr.org

Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Bắt giam người tùy tiện, wgad@ohchr.org

Ông El Hadji Malick SOW (Senegal), Trưởng đại diện

Cô Shaheen Sardar ALI (Pakistan), Phó đại diện

Ông Roberto GARRETON (Chile)

Ông Vladimir TOCHILOVSKY (Ukraine)

Ông Mads ANDENAS (Norway)

June, 2011
Mr. Nguyễn Minh Triết
President, Socialist Republic of Vietnam-Presidential Palace-Hung Vuong Street-Ba Dinh, Hanoi-Vietnam

Mr. Nguyễn Tấn Dũng
Prime Minister, Socialist Republic of Vietnam-Office of the Government-No. 1 Hoang Hoa Tham Street-Ba Dinh, Ha Noi-Vietnam

Ms. Lê Thị Thu Ba
Chair, Juridical Committee of the National Assembly-Office of National Assembly-37 Hung Vuong Street, Ba Dinh-Hanoi, Vietnam
Re: Arbitrary Detention, Indictment and conviction of Environmental Defender Cu Huy Ha Vu.
Excellency, Dear Sir, Madam,
The Environmental Defender Law Center (EDLC) is a U.S.-based non-profit organization that works to protect the human rights of individuals and communities in developing countries who are fighting against harm to their environment. Environmental defenders are frequently the victims of retaliatory civil and criminal lawsuits, fabricated charges of very serious criminal acts, and torture.
In this respect, we are writing to you again to reiterate our concern over the human rights violations related to the arbitrary detention, followed by the unlawful indictment and conviction of environmental defender, and Doctor of Law, Cu Huy Ha Vu.
Mr. Cu Huy Ha Vu was arbitrarily detained on November 5, 2010 accused of “producing documents that spread false and fabricated information, distorting the leadership and management of the State, causing confusion for the people, provoking, advocating for exhorting against the State and slandering and offending the honor of the leaders of the State”.
The incriminating documents referred to in a press conference held by the Vietnamese Government include two lawsuits that Cu Huy Ha Vu had filed against Prime Minister Nguyen Tan Dung. The first lawsuit, filed on June 11, 2009, concerned the Prime Minister’s approval of a bauxite mining project, known for its potential environmental and health risks. This lawsuit was dismissed by the People’s Court of Hanoi four days after it was filed with the Court. The second lawsuit, submitted to the People’s Supreme Court on October 21, 2010, also targeted Prime Minister Nguyen Tan Dung, this time for having signed Decree 136/2006/ND-CP, which disallows class-actions. Cu Huy Ha Vu never received a response as to this lawsuit, but was coincidentally arrested two weeks after having filed it with the Court.
As much as Mr. Vu´s arrest had been arbitrary, so was his trial held on April 4, 2011. Despite clear evidence of conflict of interest by the trial court, Mr. Vu´s motions were summarily dismissed. Additionally, the court refused to provide the defense with copies of the ten documents cited as incriminating evidence. Cu Huy Ha Vu was subsequently sentenced to seven years in prison and three years on probation.
It is evident that Mr. Vu´s arbitrary arrest and conviction are linked to his work as a human rights advocate. Mr. Cu Huy Ha Vu was singled out for suppression of his human rights for his leading role in bringing lawsuits that focused on collective rights and the protection of the environment. It would appear that because his advocacy angered powerful interests, the Socialist Republic of Vietnam has put him in jail.
In this regard, EDLC would like to remind you that human rights defenders have the right to carry out their activities without any restrictions or fear of reprisals, as set out in numerous human rights treaties and agreements that the Socialist Republic of Vietnam has committed to respect, including the U.N. Declaration on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and Organs of Society to Promote and Protect Universally Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms.
The arbitrary detention and conviction of Mr. Cu Huy Ha Vu constitute serious violations of his rights to freedom of expression and not to be subjected to arbitrary arrest under articles 19 and 9 of the International Covenant on Civil and Political Rights, respectively, as detailed in the “friends of the court” brief attached to this letter and presented at the People´s Supreme Court.  Moreover, the trial as above described violates Mr. Vu´s right to “a fair and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal established by law”, under article 14 of the aforementioned Covenant.
The violations of Mr. Vu´s rights are particularly insidious because they represent an attempt to suppress not only his freedom of expression, but that of others who expressed similar views or who might consider expressing similar views, or who could benefit from the lawsuits he was bringing against the government. In other words, the violation goes far beyond the rights of this individual, and is particularly egregious as a result.
Therefore, while Mr. Vu´s activities are entirely lawful, the Vietnamese Government is in breach of a body of international human rights law it has committed to respect, act and for which it can be held accountable at the international level.
We are confident that your Government will acknowledge that the unjust arrest, prosecution and conviction of Mr. Cu Huy Ha Vu are clear violations of his human rights, and will take the necessary measures for this definitive release and acquittal of all pending charges brought against him by your Government.

Sincerely yours,
Executive Director
c/c U.N. Special Rapporteur on the Situation of Human Rights Defenders
Ms. Margaret SEKAGGYA (Uganda) defenders@ohchr.org;  urgent-action@ohchr.org
U. N. Special Rapporteur on the Promotion and Protection of the right to Freedom of Opinion and Expression , Mr. Frank La Rue (Guatemala), freedex@ohchr.org
U. N. Working Group on Arbitrary Detention, wgad@ohchr.org
Mr. El Hadji Malick SOW (Senegal), Chair-Rapporteur
Ms. Shaheen Sardar ALI (Pakistan), Vice-Chair
Mr. Roberto GARRETON (Chile)
Mr. Vladimir TOCHILOVSKY (Ukraine)
Mr. Mads ANDENAS (Norway)

4 nhận xét

  1. Nặc danh says:

    The Canon EOS 5D Mark II is $2,499 for body only or $3,299 with a 24'105mm lens. On the other hand when you add a vertical grip and a second battery to selected camera design the cameras all of a sudden complete speedier. The DIGIC II processor lets you shoot up to 4 frames per second, and will produce prints that are large enough for almost any purpose.

    Have a look at my page: canon 6d

  2. Nặc danh says:

    9 fps while battery life is rated at about 850 shots.
    Canon cameras are the loved of millions of photographers who want to explore more sides of photography.
    Compared to the standard prices of camcorders, a DSLR
    holds its own.

    Here is my page - canon 5d mark iii review

  3. Nặc danh says:

    The system also can acknowledge up to 500,000 distinct landmarks so
    you may get in excess of just a site name and a few figures.

    This battery really surprised me with how much work I could get done
    in a single day. The color display of the phone is simply
    awesome and comes with screen of 4 inches.

    My blog post - samsung galaxy note 10.1

  4. Nặc danh says:

    The touch screen automatically gets turned off if you do not use the device for a specified period.
    Although the official announcement for Samsung galaxy s3 handset will come in
    several months, every Android enthusiast is eager
    see the technical specifications of the Samsung's next flagship smartphone. _To present to three other people to join in the support.

Đăng một nhận xét