Courtesy Thu Trâm/danlambaoHình bên: Ông Nguyễn Văn Lía (bên trái) ông Trần Hoài Ân, mặc áo trắng, bên phải, ngồi ngoài cùng |
Phiên phúc thẩm đối với ông Nguyễn Văn Lía, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, diễn ra hôm nay tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tòa án phúc thẩm tỉnh An Giang tiến hành phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Nguyễn Văn Lía sau phiên xử sơ thẩm hồi ngày 13 tháng 12 năm ngoái kết án ông này 5 năm tù theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích Nhà nước’.
Hội đồng xét xử phúc thẩm hôm nay tuyên bố quyết định giảm án 6 tháng cho ông Nguyễn Văn Lía.
Theo gia đình của ông này cho biết thì giấy thông báo mà gia đình nhận được từ phía cơ quan chức năng nói đây là một phiên xử công khai. Tuy nhiên, ngoại trừ một người con bị triệu tập với tư cách liên quan vụ án, thì vợ và những người con khác của ông Nguyễn Văn Lía không được vào dự phiên xử.
Anh Nguyễn Thế Lữ, con trai ông Nguyễn Văn Lía, sau khi tham dự phiên phúc thẩm ra cho biết về những phát biểu của ông này tại tòa và hành xử của cơ quan chức năng đối với ông ta:
Cha nói ‘tôi không có tội, tôi vô tội’, nói xử công khai minh bạch sao gia đình, vợ con tôi không được vào. Nếu muốn xét xử phải cho phép vợ con tôi vào, nếu không tôi ngồi đây. Họ đã có những hành động sử dụng vũ lực, áp chế.
Cha nói ‘tôi không có tội, tôi vô tội’, nói xử công khai minh bạch sao gia đình, vợ con tôi không được vào. Nếu muốn xét xử phải cho phép vợ con tôi vào, nếu không tôi ngồi đây. Họ đã có những hành động sử dụng vũ lực, áp chế. Thẩm phán ra lệnh lực lượng chức năng trong tòa mạnh tay, mạnh mẽ hơn để ‘bị cáo’ ra vành móng ngựa. Cha nói nếu không cho vào tức phiên tòa này không công khai, khép kín, đàn áp tín ngưỡng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Cha nói có thể chết công khai tại đây để mọi người thấy rằng xử ép, xử không công khai.
Trước lời nói của cha tôi như thế, họ phản ứng rất mạnh mẽ. Công an lúc nào cũng dùi cui, súng. Lúc đầu họ nài nỉ, có một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng vào nói tôi từ trước đến nay có làm việc với chú rõ ràng, hôm nay chú không thông cảm cho tôi, tôi mời chú lên vòng móng ngựa.
Cuối cùng lực lượng quá đông, và nếu cha em phản ứng có thể bị thương, nên những bác xung quanh khuyên bình tĩnh, nên cuối cùng cha cũng lên. Cha nói mệt không thể đứng nên họ cho ngồi.
Ông Lê Văn Triết, một đồng đạo của ông Nguyễn Văn Lía và cũng là người được triệu tập với tư cách liên can, cho biết lý do giảm án được tòa đưa ra cũng như phản ứng của bản thân ông và những đồng đạo khác trước bản án đó:
Họ tuyên bố do chính sách khoan hồng của Nhà Nước, và do ông Lía đã già 72 tuổi rồi nên họ ân giảm. Nhưng theo tôi vẫn vô lý, vì nếu như ông Lía không ở Việt Nam mà ở nước khác thì những việc làm của ông không vi phạm điều gì cả.
Những đồng đạo của tôi hôm nay đi rất đông nhưng không được vào. Khi biết được bản án thì họ rất bức xúc, vì họ thấy tưởng chống án lên cao hơn, sẽ có nhìn nhận tốt hơn; nhưng xử y như thế người ta ‘bất phục’ với bản án đó.
Trước lời nói của cha tôi như thế, họ phản ứng rất mạnh mẽ. Công an lúc nào cũng dùi cui, súng. Lúc đầu họ nài nỉ, có một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng vào nói tôi từ trước đến nay có làm việc với chú rõ ràng, hôm nay chú không thông cảm cho tôi, tôi mời chú lên vòng móng ngựa.
Cuối cùng lực lượng quá đông, và nếu cha em phản ứng có thể bị thương, nên những bác xung quanh khuyên bình tĩnh, nên cuối cùng cha cũng lên. Cha nói mệt không thể đứng nên họ cho ngồi.
Ông Lê Văn Triết, một đồng đạo của ông Nguyễn Văn Lía và cũng là người được triệu tập với tư cách liên can, cho biết lý do giảm án được tòa đưa ra cũng như phản ứng của bản thân ông và những đồng đạo khác trước bản án đó:
Họ tuyên bố do chính sách khoan hồng của Nhà Nước, và do ông Lía đã già 72 tuổi rồi nên họ ân giảm. Nhưng theo tôi vẫn vô lý, vì nếu như ông Lía không ở Việt Nam mà ở nước khác thì những việc làm của ông không vi phạm điều gì cả.
Những đồng đạo của tôi hôm nay đi rất đông nhưng không được vào. Khi biết được bản án thì họ rất bức xúc, vì họ thấy tưởng chống án lên cao hơn, sẽ có nhìn nhận tốt hơn; nhưng xử y như thế người ta ‘bất phục’ với bản án đó.
Những đồng đạo của tôi hôm nay đi rất đông nhưng không được vào. Khi biết được bản án thì họ rất bức xúc, vì họ thấy tưởng chống án lên cao hơn, sẽ có nhìn nhận tốt hơn; nhưng xử y như thế người ta ‘bất phục’ với bản án đó.
Ông Lê Văn Triết
Công an tràn vào bắt rồi xử kín, kết án 3 năm; nhưng được 1 năm rưỡi thì cho về.
Tôn giáo thuần túy và tôn giáo chính quyền Tuy nhiên ông vẫn cương quyết theo đuổi niềm tin chân truyền do Đức Huỳnh Giáo chủ giảng dạy, mà không qui thuận giáo hội Phật giáo Hòa Hảo hiện nay. Những người theo phái Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho rằng giáo hội hiện nay gồm những chức sắc do phía chính quyền cơ cấu vào. Những vị này trong cuộc sống không tuân thủ tất cả những giáo luật của Đức Huỳnh Giáo chủ.
Trong khi những cơ sở và những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuân thuận theo giáo hội mà Nhà Nước ủng hộ không bị hạn chế hoạt động, thì những cơ sở và tín đồ theo Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy liên tục bị sách nhiễu theo như trình bày của ông Võ Văn Diêm, thuộc Quang Minh Tự, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang :
Bây giờ tóm lại tại chùa do ông Võ Văn Thanh Liêm phụ trách từ khi đi tù đến khi về nay vẫn có chốt không ai vào được.
Chúng tôi liên lạc với ông Võ Thành Tâm, người một tháng trước đây còn giữ chức phó giám đốc Sở Nội Vụ, tỉnh An Giang kiêm trưởng Ban Tôn giáo của tỉnh, để nêu ra những cáo buộc như của ông Võ Văn Diêm vừa trình bày thì nhận được trả lời:
Trong khi những cơ sở và những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuân thuận theo giáo hội mà Nhà Nước ủng hộ không bị hạn chế hoạt động, thì những cơ sở và tín đồ theo Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy liên tục bị sách nhiễu
Tôi nghỉ hưu hơn tháng nay, không còn làm việc gì đó. Tình hình trước đây một tháng thì tình hình các tôn giáo hoạt động bình thường. Tôi không biết Quang Minh tự ở chỗ nào cả. Hãy hỏi người mới.
Thực tế chứng minh Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, cũng như một số giáo hội khác tại Việt Nam như Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, các giáo phái Tin Lành tư gia, ngay cả những trường hợp trong giáo hội Công giáo La Mã … nếu không thuận theo chỉ đạo của chính quyền trong các hoạt động tôn giáo của họ đều gặp cản trở, sách nhiễu bằng nhiều biện pháp, thủ thuật khác nhau.
Đơn cử như không chỉ bị ngăn cấm đi lại, có những trường hợp các tín đồ tôn giáo không chịu sự chi phối hay phản bác lại những yêu cầu không chính đáng của cơ quan chức năng, đã bị đánh đập, hành hung nặng nề như trường hợp linh mục Nguyễn Quang Hoa ở huyện Dak Hà, tỉnh Kon Tum hồi tháng rồi, và trường hợp ông Nguyễn Văn Lía ở An Giang như trình bày vừa nêu.
RFA
0 nhận xét