Tổng thống Syria Bashar al-Assad |
Các giới chức Hoa Kỳ nói chế độ cai trị của Bashar al-Assad sẽ chấm dứt, nhưng họ không biết khi nào hoặc điều gì sẽ nổi lên sau đó. Hai nhà ngoại giao cấp cao đã ra điều trần trước Ủy ban Ngoại vụ Thượng viện hôm qua.
Vào lúc cuộc đổ máu liên tục tiếp diễn ở Syria, các giới chức Hoa Kỳ đả kích điều họ gọi là chiến dịch ngày càng tàn bạo của Tổng thống Bashar al-Assad với “các cuộc tấn công dã man nhắm vào nhân dân Syria.”
Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Cận đông Jeffrey Feltman đã nói chuyện với các thượng nghị sĩ tại trụ sở Quốc Hội:
“Thành thực mà nói, tình hình rất khủng khiếp. Nhiều người dân Syria đang sống hàng ngày dưới sự vây hãm, thiếu thốn các nhu yếu phẩm, kể cả thức ăn, nước uống, và thuốc men. Phụ nữ và trẻ em bị thương hay chờ chết vì không được cứu chữa.”
Theo ông Feltman, thời kỳ cai trị của Tổng thống Assad chẳng còn bao lâu nữa:
“Chúng ta không biết chắc lúc nào điểm chuyển biến, điểm bứt phá sẽ đến ở Syria, nhưng ngày đó sẽ đến. Ngày tàn của chế độ Assad là điều không thể tránh khỏi.”
Cho đến ngày đó, thì toàn cầu ngày càng phải chú ý đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria. Hôm qua tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên án những vụ vi phạm ở Syria.
Nga nằm trong số 3 quốc gia biểu quyết chống lại đề xuất, khiến ông Feltman phải đưa ra lời khiển trách sau đây:
"Nga đã có những quyền lợi và ảnh hưởng ở Syria từ lâu. Và chúng ta có cảm tưởng là Nga sẽ không giữ được các quyền lợi mà Nga coi là quan trọng nếu họ đi trên con tầu Titanic của ông Assad tuốt xuống tới đáy Địa Trung Hải.”
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng các hành động của nước Mỹ sẽ củng cố quan hệ tốt đẹp hơn với người dân Syria trong tương lai. Sau đây là ý kiến của thượng nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida:
“Tôi nghĩ vì quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ, điều cấp thiết là các thế hệ người Syria mai sau sẽ nói rằng, nước Mỹ đứng về phía chúng ta. Chúng ta không có vấn đề với nhân dân Mỹ.”
Biểu đồng tình với quan điểm đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Syria ông Robert Ford, người đã rút ra khỏi Damascus hồi tháng trước giữa những quan ngại về an ninh. Ông nói:
“Chúng tôi muốn Syria trong tương lai sẽ không còn đóng một vai trò độc hại như từ trước đến nay, nghĩa là ủng hộ các tổ chức khủng bố và là nguyên do gây ra rất nhiều bất ổn trong khu vực.”
Để hướng tới mục tiêu đó, ông Ford kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho nhân quyền ở Syria, và Mỹ ủng hộ điều ông gọi là hành trình mưu tìm nhân phẩm và pháp trị của nhân dân Syria.
Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Cận đông Jeffrey Feltman đã nói chuyện với các thượng nghị sĩ tại trụ sở Quốc Hội:
“Thành thực mà nói, tình hình rất khủng khiếp. Nhiều người dân Syria đang sống hàng ngày dưới sự vây hãm, thiếu thốn các nhu yếu phẩm, kể cả thức ăn, nước uống, và thuốc men. Phụ nữ và trẻ em bị thương hay chờ chết vì không được cứu chữa.”
Theo ông Feltman, thời kỳ cai trị của Tổng thống Assad chẳng còn bao lâu nữa:
“Chúng ta không biết chắc lúc nào điểm chuyển biến, điểm bứt phá sẽ đến ở Syria, nhưng ngày đó sẽ đến. Ngày tàn của chế độ Assad là điều không thể tránh khỏi.”
Cho đến ngày đó, thì toàn cầu ngày càng phải chú ý đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria. Hôm qua tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên án những vụ vi phạm ở Syria.
Nga nằm trong số 3 quốc gia biểu quyết chống lại đề xuất, khiến ông Feltman phải đưa ra lời khiển trách sau đây:
"Nga đã có những quyền lợi và ảnh hưởng ở Syria từ lâu. Và chúng ta có cảm tưởng là Nga sẽ không giữ được các quyền lợi mà Nga coi là quan trọng nếu họ đi trên con tầu Titanic của ông Assad tuốt xuống tới đáy Địa Trung Hải.”
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng các hành động của nước Mỹ sẽ củng cố quan hệ tốt đẹp hơn với người dân Syria trong tương lai. Sau đây là ý kiến của thượng nghị sĩ Marco Rubio của tiểu bang Florida:
“Tôi nghĩ vì quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ, điều cấp thiết là các thế hệ người Syria mai sau sẽ nói rằng, nước Mỹ đứng về phía chúng ta. Chúng ta không có vấn đề với nhân dân Mỹ.”
Biểu đồng tình với quan điểm đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Syria ông Robert Ford, người đã rút ra khỏi Damascus hồi tháng trước giữa những quan ngại về an ninh. Ông nói:
“Chúng tôi muốn Syria trong tương lai sẽ không còn đóng một vai trò độc hại như từ trước đến nay, nghĩa là ủng hộ các tổ chức khủng bố và là nguyên do gây ra rất nhiều bất ổn trong khu vực.”
Để hướng tới mục tiêu đó, ông Ford kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho nhân quyền ở Syria, và Mỹ ủng hộ điều ông gọi là hành trình mưu tìm nhân phẩm và pháp trị của nhân dân Syria.
VOA
0 nhận xét