Số lượng người dùng internet ở Việt Nam ngày càng tăng |
Hơn một nửa người Việt được hỏi trong một khảo sát cho rằng truyền thông ở Việt Nam hưởng nhiều tự do.
BấmKhảo sát của Viện Gallup, Hoa Kỳ, tiến hành với 1000 người Việt cho biết 53% đồng ý có tự do báo chí, 12% không đồng ý, và 35% không biết (hoặc từ chối trả lời).
Dựa trên kết quả này, Việt Nam xếp thứ 100 trong bảng khảo sát với người dân ở 133 nước và khu vực để thăm dò cảm nhận của họ về tự do truyền thông trong nước mình.
Phóng viên Không Biên giới năm ngoái xếp Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia.
Trog thăm dò của Gallup, xếp thứ nhất là Phần Lan (97% nói có), tiếp theo là Hà Lan, Úc, Ghana, Đức, Thụy Điển, Canada, Anh, New Zealand, và Ireland xếp thứ 10.
Cũng theo khảo sát, Campuchia xếp thứ 12 - cao nhất ở Đông Nam Á - tiếp theo là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Lào.
Không có tên Miến Điện, có thể vì Gallup không làm thăm dò với người dân ở đây.
Khảo sát của Gallup cho biết cảm nhận của người dân nói chung tương đồng với đánh giá của các chuyên gia, ví dụ các bảng xếp hạng của Phóng viên Không Biên giới hay Freedom House.
Nhưng, cũng theo báo cáo, ý kiến ở nhiều nước lại cho thấy người dân ở đó xếp tự do báo chí cao hơn so với đánh giá bên ngoài.
89% người được hỏi ở Campuchia xem truyền thông nước mình là tự do, mặc dù Freedom House năm 2011 xếp báo chí Campuchia vào hạng không tự do.
Tương tự, 85% người ở Hong Kong thỏa mãn với báo chí ở đây, trong khi Freedom House xem truyền thông Hong Kong chỉ "một phần tự do".
Trung Quốc xếp thứ 89, cao hơn Singapore ở hạng 96 trong thăm dò của Gallup, mặc dù Phóng viên Không Biên giới lại xếp Singapore đứng thứ 135, còn Trung Quốc xếp thứ 174 trên 179 quốc gia.
Theo Gallup, chỉ có 59% người Hàn Quốc xem báo chí ở đây tự do, khiến nước này đứng thứ 87. Trong khi đó, Hàn Quốc lại được Phóng viên Không Biên giới xếp thứ 44 trên 179 nước.
Gallup làm thăm dò với người dân tuổi từ 15 trở lên ở 133 nước từ tháng Hai đến tháng 12 năm 2011.
BBC
0 nhận xét