DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» Thế Giới » Trung Quốc đối mặt với một vụ khủng hoảng lương tâm

Bé Vương Duyt Duyt 2 tui b xe ti cán, và sau
đó người qua đường đ mc em nm chy máu
trên đường cho ti khi bé li b xe cán mt ln na
Giới hữu trách Bắc Kinh mới đây đã quyết định tăng cường sức mạnh mềm và gia tăng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên thế giới thông qua điều gọi là “cải cách thể chế văn hóa”. Trong khi đó, thái độ vô lương tâm của người Trung Quốc thể hiện qua vụ bé gái hai tuổi bị xe cán hai lần ở thành phố Phật Sơn khiến cho một số người nêu lên nghi vấn về đời sống tinh thần của dân chúng Trung Quốc hiện nay. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc khóa 17 đã kết thúc hôm thứ 3 ở Bắc Kinh. Bên cạnh việc loan báo Đại hội Đảng 18 sẽ diễn ra vào nửa năm sau của năm 2012, hội nghị này đã đề ra một chính sách được nhiều người chú ý. Đó là “Quyết định của Trung ương Đảng về một số vấn đề trọng đại trong việc tăng cường cải cách thể chế văn hóa, thúc đẩy cho sự phát triển và phồn vinh của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.” 

Bản tin hôm thứ 3 của Tân Hoa Xã cho biết quyết định này nhắm đến mục tiêu tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc và duy trì “an ninh văn hóa” trong lúc nền kinh tế quốc gia tiếp tục phát triển nhanh chóng. Bản tin nói thêm rằng giới hữu trách sẽ dành riêng nhiều nguồn lực để gia tăng sự tự giác văn hóa và tăng cường sự tự tin văn hóa của người Trung Quốc và cải thiện phẩm chất văn hóa của toàn dân.

Ông Lawrence Reardon, một nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc của Đại học New Hampshire ở Mỹ, cho rằng Bắc Kinh đang bày tỏ hy vọng nắm giữ một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng giờ đây họ đang tập trung nỗ lực vào việc nắm giữ một vai trò quan trọng hơn trên thế giới. Giới hữu trách Trung Quốc hiểu rõ là vai trò toàn cầu của họ đang đứng trước ngã tư. Họ biết được là muốn nắm vai trò lãnh đạo quan trọng hơn thì họ không thể chỉ dựa vào thương mại hay dựa vào địa vị ở Liên hiệp quốc hoặc ở các tổ chức quốc tế khác để gây ảnh hưởng với các nước trên thế giới."

Ông Reardon nói rằng cách tốt nhất để Trung Quốc làm cho thế giới hiểu về Trung Quốc là không ngớt quảng bá những giá trị văn hóa và những nét độc đáo của nước mình.

Tuy nhiên, ông Trương Vĩ Quốc, chủ biên tạp chí Động Hướng ở Hồng Kông, cho rằng kế hoạch cải cách văn hóa của nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ là một thủ đoạn lừa gạt người dân trong lúc chính phủ không hóa giải được những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc trong xã hội và không thể đáp ứng những đòi hỏi của dân chúng về cải cách chính trị.

Ông Trương cho biết: "Đây chỉ là một cách thức lừa gạt người dân, để giả vờ nói với mọi người là chúng tôi đang làm việc, chúng tôi đang cải cách. Thật ra, nhà cầm quyền cũng biết rất rõ là dân chúng đã hoàn toàn thất vọng đối với cải cách. Cải cách văn hóa chỉ là một cách nói để câu giờ, để lừa được ngày nào hay ngày đó, để thoái thác trước những đòi hỏi của người dân về cải cách chính trị, về bài trừ tham nhũng, và về việc giải quyết những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của người dân."

Luật sư Trương Vĩ Quốc cũng đề cập đến một việc mỉa mai là trong cùng ngày nhà cầm quyền Bắc Kinh lớn tiếng nói tới vấn đề văn hóa thì nhiều người trên thế giới đã cảm thấy “ớn lạnh” về sự mất nhân tính của người Trung Quốc sau khi xem đoạn video thu cảnh bé gái hai tuổi ở thành phố Phật Sơn của tỉnh Quảng Đông bị xe cán hai lần trong lúc những người qua lại ở đó không ai ngó ngàng gì tới. Ông nói rằng sự kiện này chứng tỏ là nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các chính sách cai trị của đảng Cộng Sản trong 62 năm qua, từ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, chủ nghĩa sùng bái kim tiền của Đặng Tiểu Bình, cho tới chủ trương “duy trì ổn định trên hết” của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Nhà văn Lương Hiểu Sinh ở Trung Quốc cũng tán thành ý kiến cho rằng vụ em bé Vương Duyệt Duyệt ở Phật Sơn nêu bật tình trạng suy đồi đạo đức và văn hóa trong xã hội hiện nay. Ông nói rằng người dân Trung Quốc có lẽ phải mất 30, 40 năm để theo học khóa học mà ông gọi là “bổ túc văn hóa”.

Nếu không học thì dân tộc này có giàu lên cũng chẳng ích gì. Nhưng vấn đề phải học bổ túc như thế nào là một vấn đề vô cùng phức tạp. Khóa học này không thể hoàn toàn dựa vào chính phủ, cũng không thể dựa vào đảng, mà cũng không thể dùng ý thức hệ chính trị để thay thế, và cũng không thể hoàn toàn dựa vào tôn giáo. Suy cho cùng thì chỉ có văn hóa mới phát huy được tác động trong việc thay đổi tâm tính của một dân tộc.

Giáo sư Châu Chính Hiếu của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cũng cảm khái trước tình trạng mà một số người gọi là “vụ khủng hoảng lương tâm của Trung Quốc.” 

Giáo sư Châu cho biết: "Giá trị cốt lõi của đạo đức là thuộc về phần mềm. Cũng giống như phần cứng phần mềm của máy tính. Không có phần mềm thì phần cứng chỉ là một mớ sắt vụn. Những năm trước đây chúng ta hay nói GDP là 'lý lẽ cứng'. Và kết quả là như thế này. Cổ nhân nói 'quốc phá sơn hà tại'. Giờ đây thì 'quốc tại sơn hà phá' -- nước còn đó nhưng sơn hà đã mất. Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, vân vân… mọi thứ đều có vấn đề nghiêm trọng."

Trong khi đó, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Bắc Kinh, ông Trương Diệu Kiệt, nói rằng quyết định về cải cách văn hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc thật ra là một tín hiệu cho thấy nhà chức trách chuẩn bị tăng cường các biện pháp hạn chế tự do ngôn luận.

Ông Trương cho biết: "Mục tiêu của họ là hoạt động internet. Trên mạng giờ đây có quá nhiều microblog. Họ muốn kiểm soát nên tìm một cái cớ để kiểm soát thế thôi."

Ông Trương Diệu Kiệt nói thêm rằng sinh hoạt văn hóa không thể do đảng phái lãnh đạo vì lãnh đạo nhiều chừng nào văn hóa càng bị thui chột nhiều chứng đó. Ông Trương cho rằng văn hóa là sự diễn đạt của tinh thần tự do, và văn hóa sẽ phát triển một cách tốt đẹp khi nào người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình.

Nguồn: VOA
Tags: Thế Giới

0 nhận xét

Đăng một nhận xét