DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» BÀI MỚI , ĐIỂM BÁO , Nhân Quyền , Thế Giới » Chân dung các tù chính trị Miến Điện

Tân chính phủ dân sự Miến Điện được quân đội hậu thuẫn đã trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi hồi 11/2010, nhưng một năm sau đó, vẫn còn khoảng 2.000 tù nhân chính trị bị giam giữ ở nước này.
Các tù nhân bị giam giữ tại 43 nhà tù và một số lượng không ai rõ là bao nhiêu các trại cải tạo lao động. Nhiều người phải chịu án tù hàng thập niên sau khi ra tòa, hoặc thậm chí chỉ được hưởng rất ít về quyền có đại diện pháp lý.
Nhiều người sau khi được thả nói họ đã bị tra tấn khi ngồi tù.
Các tù nhân bao gồm các nhà hoạt động kỳ cựu từ Phong trào Sinh viên Thế hệ 88 và các nhà lãnh đạo của đảng đối lập chính theo đường lối dân chủ, Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ.
Các nhà sư lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm 2007 và các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình cũng bị bỏ tù.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng kể từ các cuộc biểu tình hồi năm 2007, số lượng tù nhân chính trị đã tăng gấp đôi.
Thế hệ 88: Kyaw Min Yu (Ko Jimmy) và Nilar Thein
Ko Jimmy và vợ mỗi người bị án tù 65 năm.
Là những thành viên kỳ cựu của sinh viên Thế hệ 88 tại Miến Điện, Nilar Thein và Kyaw Min Yu, hay còn được gọi là Ko Jimmy, đều hiểu rõ hệ thống hình sự của đất nước. Ko Jimmy bị 16 năm tù vì tội tham gia trong phong trào ủng hộ dân chủ, còn Nilar Thein bị tám năm do tham gia các cuộc biểu tình sinh viên.
Sau khi được thả, họ kết hôn với nhau và đến năm 2007 thì có một cô con gái. Tuy nhiên, tháng 8/2007 Ko Jimmy bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình đường phố, vốn bắt nguồn từ việc chính phủ ra lệnh tăng giá nhiên liệu.
Nilar Thein đã bỏ trốn, nhưng sau đó bị bắt lại.
Ngày 11/11, hai vợ chồng ông bà lại bị bỏ tù, với mức án mỗi người 65 năm. Họ bị cáo buộc bốn tội danh liên quan tới việc sử dụng trái phép các phương tiện truyền thông điện tử kèm mức án 15 năm tù cho mỗi tội danh, cộng thêm năm năm về tội thành lập một tổ chức bất hợp pháp.
Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ
Có ít nhất 413 thành viên của Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) bị giam cầm, theo báo cáo năm 2010 của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện.
Ông Win Tin trải qua 19 năm tù tội vì các
hoạt động đòi dân chủ.
 NLD thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 1990 nhưng chưa bao giờ được phép nắm quyền.
Lãnh tụ NLD, bà Aung San Suu Kyi phải trải qua 15 trong số 21 năm bị giam giữ dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trợ lý thân cận của bà và là người đồng sáng lập NLD, ông Win Tin, được trả tự do hồi 2008 sau khi thụ án tù 19 năm về tội kích động chống lại chính quyền quân sự và phân phát các tài liệu chính trị.
Phó lãnh đạo của NLD, Tin Oo, đã bị tù ba năm hồi đầu thập niên 1990 và sau đó lại bị lệnh quản chế tại gia vào năm 2003, sau khi một đám đông ủng hộ chính phủ tấn công đoàn xe của ông và bà Aung San Suu Kyi. Ông được trả tự do vào tháng 2/2010.
Lãnh đạo cuộc biểu tình của sư sãi hồi 2007: U Gambira
U Gambira lãnh đo các cuc tun
hành phn đi ca gii sư sãi hi năm 2007.
U Gambira là một trong những nhà lãnh đạo của Liên minh Các nhà sư Miến Điện, vốn dẫn đầu cuộc biểu tình chống chính phủ hồi 8/2007.
Ngày 04/11, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình bị nghiền nát, người đàn ông 31 tuổi cáo buộc chính quyền là đẩy đất nước đang bị bóp nghẹt trong "không khí hôi thối của chế độ độc tài" đến bờ vực sụp đổ trong một bài xã luận đăng trên tờ Washington Post.
Ngay hôm bài báo được phát hành, ông bị bắt. Chưa đầy ba tuần sau đó, ông bị án tù 68 năm, trong đó có 12 năm lao động khổ sai.
Các nhóm sắc tộc thiểu số: U Khun Tun Oo
U Khun Tun Oo là người đại diện chính trị cao cấp nhất của người Shan, nhóm sắc tộc thiểu số đông dân nhất của Miến Điện. Ông cũng là người đứng đầu Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ (SNLD), là nhóm đã giành được số phiếu cao thứ hai trong cuộc bầu cử năm 1990, chỉ đứng sau NLD.
U Khun Tun Oo đi din cho nhóm
sc tc thiu s Shan ca Miến Đin.
 Năm 2005, ông bị kết án 93 năm tù giam. Một năm trước đó, SNLD đã tẩy chay một hội nghị quốc gia do chính quyền quân sự tài trợ, nhằm thảo luận về bản hiến pháp mới. Đảng của ông khiếu nại về quá trình thảo luận hạn chế cũng như về lập trường của chế độ trong vấn đề nhân quyền.
U Khun Tun Oo bị bắt vào tháng 2/2005 sau một cuộc họp riêng của các đại diện chính trị cấp cao nhằm thảo luận về kế hoạch của chính quyền quân sự cho quá trình chuyển đổi chính trị "dân chủ". Ông bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có cả tội phản quốc và tội phỉ báng.
Ông bị giam tại nhà tù Puta-O ở bang Kachin. Điều kiện sinh hoạt ở nơi này được cho là cực kỳ khắc nghiệt và tin cho hay ông Oo trong tình trạng sức khỏe kém nhưng không được điều trị y tế đầy đủ.
Bão Nargis: Zarganar
Zarganar là một trong những nghệ sỹ hài và các diễn viên nổi tiếng nhất của Miến Điện, và một người lớn tiếng phê bình chính phủ quân sự.
Trong những năm gần đây ông trở thành một nhà hoạt động và là nhân viên cứu trợ nổi danh trong nước.
Danh hài Zarganar b tù vì dám ch trích
phn ng ca chính ph sau cơn bão Nargis.
Hồi tháng 9/2006, ông đã bị cấm biểu diễn hoặc tham gia bất kỳ công việc nào có liên quan đến hoạt động giải trí.
Năm 2008, ông bị bắt cùng với hơn 20 nhà hoạt động nổi tiếng và một số phóng viên vì tội nói chuyện với các hãng truyền thông nước ngoài về phản ứng của giới tướng lĩnh cầm quyền trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo sau cơn bão Nargis.
Cơn bão tấn công vào vùng đồng bằng Irrawaddy ở miền nam Miến Điện hồi tháng 5/2008 đã giết chết ít nhất 140.000 người và làm ảnh hưởng đến 2,4 triệu người khác.
Phớt lờ phản đối từ các chính phủ nước ngoài và các cơ quan viện trợ, chính quyền quân sự khi đó đã không cho phép tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng trong nhiều tháng liền.
Zarganar bị kết án 59 năm tù về tội "vi phạm trật tự công cộng". Mức án này sau đó được giảm xuống còn 35 năm.
Hôm 12/10/2011, ông được thả trong đợt ân xá lớn.
Phóng viên: Hla Hla Win
Hla Hla Win trước đây làm việc cho hãng truyền thông lưu vong Miến Điện, Đài Tiếng nói Dân chủ Miến Điện.
Bạn bè cho biết cô tham gia phong trào thanh niên của NLD sau các cuộc biểu tình hồi năm 2007 do giới sư sãi lãnh đạo và tin rằng chỉ có cuộc đối thoại giữa NLD với chính phủ quân sự mới có thể mang lại một giải pháp thực sự cho Miến Điện.
Phóng viên Hla Hla Win b bt sau khi tiến
hành phng vn các sư sãi trong mt tu vin.
 Sau đó cô rời khỏi đảng này, nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm chính trị.
Nữ phóng viên hình 25 tuổi đã bị bắt giữ hồi 9/2009 sau khi tiến hành phỏng vấn các nhà sư Phật giáo trong một tu viện.
Ban đầu, cô bị kết án bảy năm tù với tội danh sử dụng xe máy không đăng ký. Nhưng sau đó cô bị thêm 20 năm tù với tội danh tải dữ liệu lên internet, "gây tổn hại đến an ninh của chế độ quân sự".
Các tường thuật trên truyền thông nói cô không được có luật sư đại diện.
Cô Win bắt đầu tuyệt thực ngay sau đó và đã được đưa đi viện.
BBC

0 nhận xét

Đăng một nhận xét