Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội : ít nhất có 3 người còn bị giam giữ (DR)
Tờ An Ninh Thủ Đô, tờ báo chính thức của ngành công an thành phố Hà Nội, đưa tin : có 47 người bị câu lưu vào Chủ nhật trong cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông lần thứ 11, tại Hà Nội.
Theo nhiều nguồn thông tin trên mạng, phần lớn những người này đã được thả ra ngay trong buổi chiều hôm đó, ngoài tám người tiếp tục bị giữ lại tại trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cũng theo AFP, năm người sau đó đã được trả tự do vào tối ngày hôm qua, thứ Hai 22/8. Theo các thông tin trên mạng, đó là các ông Nguyễn Tiến Nam, Ngô Duy Quyền, Lê Trọng Đức, Trịnh Long Hữu, Nguyễn Quang Thạch.
Ba người vẫn còn chưa được trả tự do là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Đặng Bích Phượng và ông Nguyễn Văn Dũng. Ngoài những người kể trên, cũng theo các thông tin trên mạng tại Việt Nam còn có ba người khác bị giữ tại Công an huyện Từ Liêm, hiện vẫn chưa rõ số phận ra sao. Đó là ông Vũ Quốc Ngữ, một người đàn ông tên là Khang, và một phụ nữ tên là Hội.
Theo ghi nhận của giới quan sát, trong một số lần biểu tình trước, công an đã bắt giữ một số người, tuy nhiên sau đó, tất cả đều được thả.
Bối cảnh trực tiếp của các cuộc tuần hành được tổ chức gần như vào các buổi sáng Chủ nhật hàng tuần, kể từ đầu tháng 6, là các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, với việc các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam để cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí. Theo AFP, lúc đầu phong trào biểu tình được chính quyền Việt Nam để cho diễn ra vì phục vụ cho các lợi ích quốc gia trong tranh chấp trên biển với Trung Quốc, tuy nhiên hiện tại chính quyền lo ngại các cuộc biểu tình mang dáng dấp của phong trào cách mạng dân chủ trong thế giới Ả Rập.
Xin nhắc lại là, cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn vừa bị trấn áp tại Hà Nội là cuộc thứ 11. Trong tháng Bảy, chính quyền đã hai lần giải tán biểu tình, trước khi giám đốc Công an thành phố Hà Nội họp báo tuyên bố « Không chủ trương trấn áp những người biểu tình yêu nước » vào ngày 2/8. Tuy nhiên, giữa tuần trước, chính quyền Hà Nội đã ra một bản Thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình. Bản thông báo không chữ ký này bị nhiều nhân sĩ, trí thức, blogger chỉ trích vì trái với Hiến pháp và ban hành không đúng luật. Bản thông báo này đã được sử dụng như tiền đề cho việc công an dùng vũ lực giải tán biểu tình lần thứ ba.
Tòa án Kiên Giang kết án 4 năm tù một nhà dân chủ
Cũng tại Việt Nam, hãng tin AP cho biết, tòa án tỉnh Kiên Giang xét xử một người hoạt động dân chủ, vì « kêu gọi đấu tranh chấm dứt nền độc tài của đảng Cộng sản ». Ông Lư Văn Bảy đã bị kết án 4 năm tù, và 3 năm quản chế. Theo AP, ông Bảy đã bị kết tội vì viết hơn 10 bài báo được đăng trên các trang web hải ngoại từ năm 2007 đến tháng Ba năm 2010, khi ông bị bắt. Các bài viết của ông Bảy kêu gọi xây dựng chế độ đa đảng tại Việt Nam.
Theo một số báo chí tại Việt Nam, cáo trạng của phiên tòa cho biết, năm 1977 ông Lư Văn Bảy đã từng tham gia vào một tố chức chống lại chính quyền, và bị đi cải tạo 6 năm.
RFI
Theo nhiều nguồn thông tin trên mạng, phần lớn những người này đã được thả ra ngay trong buổi chiều hôm đó, ngoài tám người tiếp tục bị giữ lại tại trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cũng theo AFP, năm người sau đó đã được trả tự do vào tối ngày hôm qua, thứ Hai 22/8. Theo các thông tin trên mạng, đó là các ông Nguyễn Tiến Nam, Ngô Duy Quyền, Lê Trọng Đức, Trịnh Long Hữu, Nguyễn Quang Thạch.
Ba người vẫn còn chưa được trả tự do là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Đặng Bích Phượng và ông Nguyễn Văn Dũng. Ngoài những người kể trên, cũng theo các thông tin trên mạng tại Việt Nam còn có ba người khác bị giữ tại Công an huyện Từ Liêm, hiện vẫn chưa rõ số phận ra sao. Đó là ông Vũ Quốc Ngữ, một người đàn ông tên là Khang, và một phụ nữ tên là Hội.
Theo ghi nhận của giới quan sát, trong một số lần biểu tình trước, công an đã bắt giữ một số người, tuy nhiên sau đó, tất cả đều được thả.
Bối cảnh trực tiếp của các cuộc tuần hành được tổ chức gần như vào các buổi sáng Chủ nhật hàng tuần, kể từ đầu tháng 6, là các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, với việc các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam để cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí. Theo AFP, lúc đầu phong trào biểu tình được chính quyền Việt Nam để cho diễn ra vì phục vụ cho các lợi ích quốc gia trong tranh chấp trên biển với Trung Quốc, tuy nhiên hiện tại chính quyền lo ngại các cuộc biểu tình mang dáng dấp của phong trào cách mạng dân chủ trong thế giới Ả Rập.
Xin nhắc lại là, cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn vừa bị trấn áp tại Hà Nội là cuộc thứ 11. Trong tháng Bảy, chính quyền đã hai lần giải tán biểu tình, trước khi giám đốc Công an thành phố Hà Nội họp báo tuyên bố « Không chủ trương trấn áp những người biểu tình yêu nước » vào ngày 2/8. Tuy nhiên, giữa tuần trước, chính quyền Hà Nội đã ra một bản Thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình. Bản thông báo không chữ ký này bị nhiều nhân sĩ, trí thức, blogger chỉ trích vì trái với Hiến pháp và ban hành không đúng luật. Bản thông báo này đã được sử dụng như tiền đề cho việc công an dùng vũ lực giải tán biểu tình lần thứ ba.
Tòa án Kiên Giang kết án 4 năm tù một nhà dân chủ
Cũng tại Việt Nam, hãng tin AP cho biết, tòa án tỉnh Kiên Giang xét xử một người hoạt động dân chủ, vì « kêu gọi đấu tranh chấm dứt nền độc tài của đảng Cộng sản ». Ông Lư Văn Bảy đã bị kết án 4 năm tù, và 3 năm quản chế. Theo AP, ông Bảy đã bị kết tội vì viết hơn 10 bài báo được đăng trên các trang web hải ngoại từ năm 2007 đến tháng Ba năm 2010, khi ông bị bắt. Các bài viết của ông Bảy kêu gọi xây dựng chế độ đa đảng tại Việt Nam.
Theo một số báo chí tại Việt Nam, cáo trạng của phiên tòa cho biết, năm 1977 ông Lư Văn Bảy đã từng tham gia vào một tố chức chống lại chính quyền, và bị đi cải tạo 6 năm.
RFI
0 nhận xét