Việt Nam bị cáo buộc trấn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo |
Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ra báo cáo năm 2011 và khuyến cáo đưa Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt hay còn gọi là CPC.
Ngoài Việt Nam, danh sách 14 nước mà ủy ban muốn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt vào dạng CPC còn có Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq và Ai Cập.
Ủy ban đã nhiều lần muốn chính quyền Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này kể từ khi Hà Nội được Bộ Ngoại giao bỏ Hà Nội khỏi danh sách hồi năm 2006 nhưng đều bất thành.
Trong Bấmbáo cáo năm nay, ủy ban nói:"Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát các cộng đồng tôn giáo, hạn chế nghiêm trọng và trừng phạt việc hành đạo độc lập và trấn áp tàn bạo các cá nhân và các nhóm được coi là thách thức chính quyền."
Mặc dù vậy báo cáo thừa nhận các hoạt động tôn giáo "tiếp tục phát triển" ở Việt Nam và chính phủ Hà Nội đã đưa ra "những thay đổi quan trọng" trong thập niên qua trước sự theo dõi của quốc tế và sau khi bị đưa vào danh sách CPC hồi năm 2004.
'Lạm dụng'
Ủy ban Tôn giáo đưa ra một danh sách dài những lý do mà họ muốn bà Hillary Clinton đưa Việt Nam vào lại CPC.
Đó là việc kết án tù hay bắt bớ người dân vì các lý do liên quan tới các hoạt động tôn giáo hay đòi tự do tôn giáo.
Ủy ban nói cảnh sát và các quan chức chính phủ không chịu trách nhiệm về các hành vi lạm dụng của họ đối trong các vụ trấn áp công dân.
Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tôn giáo và nói người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do tôn giáo, tự do hành đạo.
Hà Nội bị cho vào danh sách CPC hồi năm 2004 và thoát khỏi danh sách hồi cuối năm 2006, trước khi Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tới Hà Nội dự hội nghị APEC.
Khi đó Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Việt Nam đã có "tiến bộ" về tự do tôn giáo.
Danh sách CPC của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường đi kèm theo các trừng phạt về tài chính hay quân sự.
BBC
0 nhận xét