Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn với đài VOA, 12/7/2011 |
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, 60 năm trước, khi còn trẻ, ông say mê học thuyết Mác xít và có lúc đã muốn gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ông nói: "Lúc đó tôi say mê học thuyết Mác xít nên tôi tỏ ý muốn gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cho tới bây giờ, nếu xét về mặt lý thuyết kinh tế xã hội, tôi vẫn là một người Mác xít. Vì thế có thể nói chúng tôi là người “cùng hội cùng thuyền”. Nhưng sau đó, từ giữa thập niên 1950 trở đi, mọi sự đã thay đổi. Dĩ nhiên là tôi rất bực bội trước thái độ đạo đức giả [của Đảng Cộng Sản Trung Quốc]: [họ] nói những điều rất hay, nhưng làm thì khác hẳn. Sự áp chế đã trở nên quá đỗi nặng nề trong 50 năm qua. Vì vậy nên tôi thật sự tôn trọng và ngưỡng mộ dân chủ và tự do."
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu như thế trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA hôm thứ ba (12 tháng 7, 2011) vừa qua, khi ông thực hiện chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên kể từ khi từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị của người dân Tây Tạng hồi đầu năm nay.
Trong khi đó, chính phủ ở Bắc Kinh hôm thứ hai đã phổ biến một bạch thư để tuyên dương những “thành tựu” của Trung Quốc ở Tây Tạng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mà họ gọi là “Tây Tạng được giải phóng trong hòa bình”. Sách bìa trắng này nói rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhân dân Tây Tạng đã “tạo được một phép lạ”, và đã “từ một quá khứ đen tối tiến vào một tương lai tươi sáng”. Văn kiện này cho biết từ năm 1951 tới nay chính phủ trung ương Trung Quốc đã đầu tư vào Tây Tạng hơn 160 tỉ nhân dân tệ (gần 50 tỉ đô la) và tuổi thọ trung bình của người dân ở đây đã từ 37 tuổi tăng lên tới 67 tuổi.
Khi được hỏi phải chăng người dân Tây Tạng “vong ơn” khi tiếp tục chống đối Trung Quốc, vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này trả lời như sau:
"Không phải vậy. Chúng tôi là con người. Người Trung Quốc cũng vậy. Chỉ có thức ăn để ăn và chổ ở để ở là không đủ. Chúng tôi là con người. Chúng tôi yêu chuộng những giá trị khác nữa. Trong chuyến viếng thăm mới đây ở Washington, Thủ tướng Ấn Độ nói rằng Ấn Độ thua sút Trung Quốc về kinh tế nhưng Ấn Độ có những giá trị cơ bản mà Trung Quốc không có. Đó là dân chủ, tự do, pháp trị, minh bạch, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, vân vân… Đây là những giá trị cơ bản của con người. Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc cũng nhiều lần nói rằng Trung Quốc đã tiến bộ nhiều trong lãnh vực kinh tế và giờ đây đã tới lúc phải cải cách chính trị. Ông ấy nói công khai như vậy và ở Trung Quốc hiện nay cũng có nhiều cuộc thảo luận về vấn đề tự do."
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói thêm rằng việc chính phủ Trung Quốc tìm cách ức chế truyền thống văn hóa và tôn giáo nhiều nghìn năm của Tây Tạng đã gây ra những thương tổn vô cùng lớn lao cho người dân ở đây. Và đó chính là lý do khiến người Tây Tạng phải chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
Tại một cuộc hội thảo về quan hệ Tây Tạng-Trung Quốc ở Washington hôm thứ 7 tuần trước (9 tháng 7, 2011) Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông tin rằng người dân Trung Quốc có khả năng phân biệt thiện, ác, đúng, sai; và theo ông, nhà đương cuộc ở Bắc Kinh nên thực thi dân chủ và tôn trọng các quyền cơ bản của người dân. Ông cũng đề nghị Đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị “về hưu”:
"Bây giờ tôi đã cao tuổi, đã nghỉ hưu. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng cao tuổi rồi. Có lẽ họ cũng nên chuẩn bị về hưu là vừa. Đó có lẽ là cách tốt nhất."
Vị tu sĩ được người dân Tây Tạng và nhiều người trên thế giới sùng kính như một vị Phật Sống này nói rằng tệ nạn tham ô và chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc hiện nay quá đỗi nghiêm trọng; và chỉ có một cách duy nhất để giải quyết là tôn trọng quyền làm chủ của người dân:
"Những vấn đề khó khăn của người dân Trung Quốc chỉ có thể do người dân Trung Quốc giải quyết, không thể giải quyết bởi một cách thức nào khác ngoài người dân. Thế giới này thuộc về người dân trên toàn thế giới, và cũng in hệt như vậy, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa thuộc về người dân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chứ không phải của bất kỳ nhà lãnh đạo nào."
Về vấn đề quan hệ giữa Tây Tạng với Trung Quốc, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cho biết hầu hết đồng bào ông hậu thuẫn cho chủ trương mà ông gọi là “Trung Đạo”, nghĩa là chỉ đòi tự trị chứ không đòi giành lại độc lập, mặc dầu chủ trương này gặp phải sự chỉ trích của một số người thuộc giới trẻ Tây Tạng ở nước ngoài.
Cũng tại cuộc hội thảo ở Washington, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu ông Lobsang Sangay, người mới được bầu làm thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Sau đó, Tiến sĩ Lobsang cho biết chính phủ ông theo đuổi mục tiêu xây dựng một xã hội Tây Tạng dân chủ và thế tục hóa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề ra và hậu thuẫn cho chủ trương Trung Đạo:
"Tôi muốn nói rằng, trong lịch sử, Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Và dựa theo luật pháp quốc tế cùng với nghị quyết năm 1961 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, dân tộc Tây Tạng có quyền tự quyết. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương Trung Đạo và Quốc hội Tây Tạng cũng đã thông qua 3 nghị quyết tán đồng chủ trương Trung Đạo. Vì vậy tôi hậu thuẫn cho chủ trương này và đó là lập trường của tôi."
Thủ tướng Lobsang cũng cho biết chính phủ ông sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh bất kỳ lúc nào, nơi nào và bằng mọi hình thức để giải quyết vấn đề Tây Tạng:
"Tân chính phủ sẽ tiếp tục các nỗ lực đối thoại, bất kể đó là đối thoại giữa sinh viên học sinh với nhau hay giữa các học giả với nhau, hay giữa hai chính phủ với nhau, nếu phía Trung Quốc muốn như vậy. Về phía chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tiến hành đối thoại với chính phủ Trung Quốc ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào."
Lâu nay chính phủ Trung Quốc vẫn kiên quyết không chịu tiếp xúc với chính phủ lưu vong Tây Tạng, trụ sở đặt tại Dharamshala ở miền bắc Ấn Độ. Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng không ngớt tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần tử nguy hiểm, có âm mưu chia cắt đất nước. Nhà lãnh đạo được thế giới biết tiếng về chủ trương tranh đấu bất bạo động này nói rằng ông thừa nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ Trung Quốc và ông chỉ muốn tranh đấu để quê hương ông được hưởng một nền tự trị thật sự.
Ông nói: "Lúc đó tôi say mê học thuyết Mác xít nên tôi tỏ ý muốn gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cho tới bây giờ, nếu xét về mặt lý thuyết kinh tế xã hội, tôi vẫn là một người Mác xít. Vì thế có thể nói chúng tôi là người “cùng hội cùng thuyền”. Nhưng sau đó, từ giữa thập niên 1950 trở đi, mọi sự đã thay đổi. Dĩ nhiên là tôi rất bực bội trước thái độ đạo đức giả [của Đảng Cộng Sản Trung Quốc]: [họ] nói những điều rất hay, nhưng làm thì khác hẳn. Sự áp chế đã trở nên quá đỗi nặng nề trong 50 năm qua. Vì vậy nên tôi thật sự tôn trọng và ngưỡng mộ dân chủ và tự do."
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu như thế trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA hôm thứ ba (12 tháng 7, 2011) vừa qua, khi ông thực hiện chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên kể từ khi từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị của người dân Tây Tạng hồi đầu năm nay.
Trong khi đó, chính phủ ở Bắc Kinh hôm thứ hai đã phổ biến một bạch thư để tuyên dương những “thành tựu” của Trung Quốc ở Tây Tạng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mà họ gọi là “Tây Tạng được giải phóng trong hòa bình”. Sách bìa trắng này nói rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhân dân Tây Tạng đã “tạo được một phép lạ”, và đã “từ một quá khứ đen tối tiến vào một tương lai tươi sáng”. Văn kiện này cho biết từ năm 1951 tới nay chính phủ trung ương Trung Quốc đã đầu tư vào Tây Tạng hơn 160 tỉ nhân dân tệ (gần 50 tỉ đô la) và tuổi thọ trung bình của người dân ở đây đã từ 37 tuổi tăng lên tới 67 tuổi.
Khi được hỏi phải chăng người dân Tây Tạng “vong ơn” khi tiếp tục chống đối Trung Quốc, vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này trả lời như sau:
"Không phải vậy. Chúng tôi là con người. Người Trung Quốc cũng vậy. Chỉ có thức ăn để ăn và chổ ở để ở là không đủ. Chúng tôi là con người. Chúng tôi yêu chuộng những giá trị khác nữa. Trong chuyến viếng thăm mới đây ở Washington, Thủ tướng Ấn Độ nói rằng Ấn Độ thua sút Trung Quốc về kinh tế nhưng Ấn Độ có những giá trị cơ bản mà Trung Quốc không có. Đó là dân chủ, tự do, pháp trị, minh bạch, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, vân vân… Đây là những giá trị cơ bản của con người. Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc cũng nhiều lần nói rằng Trung Quốc đã tiến bộ nhiều trong lãnh vực kinh tế và giờ đây đã tới lúc phải cải cách chính trị. Ông ấy nói công khai như vậy và ở Trung Quốc hiện nay cũng có nhiều cuộc thảo luận về vấn đề tự do."
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói thêm rằng việc chính phủ Trung Quốc tìm cách ức chế truyền thống văn hóa và tôn giáo nhiều nghìn năm của Tây Tạng đã gây ra những thương tổn vô cùng lớn lao cho người dân ở đây. Và đó chính là lý do khiến người Tây Tạng phải chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
Tại một cuộc hội thảo về quan hệ Tây Tạng-Trung Quốc ở Washington hôm thứ 7 tuần trước (9 tháng 7, 2011) Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông tin rằng người dân Trung Quốc có khả năng phân biệt thiện, ác, đúng, sai; và theo ông, nhà đương cuộc ở Bắc Kinh nên thực thi dân chủ và tôn trọng các quyền cơ bản của người dân. Ông cũng đề nghị Đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị “về hưu”:
"Bây giờ tôi đã cao tuổi, đã nghỉ hưu. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng cao tuổi rồi. Có lẽ họ cũng nên chuẩn bị về hưu là vừa. Đó có lẽ là cách tốt nhất."
Vị tu sĩ được người dân Tây Tạng và nhiều người trên thế giới sùng kính như một vị Phật Sống này nói rằng tệ nạn tham ô và chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc hiện nay quá đỗi nghiêm trọng; và chỉ có một cách duy nhất để giải quyết là tôn trọng quyền làm chủ của người dân:
"Những vấn đề khó khăn của người dân Trung Quốc chỉ có thể do người dân Trung Quốc giải quyết, không thể giải quyết bởi một cách thức nào khác ngoài người dân. Thế giới này thuộc về người dân trên toàn thế giới, và cũng in hệt như vậy, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa thuộc về người dân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chứ không phải của bất kỳ nhà lãnh đạo nào."
Về vấn đề quan hệ giữa Tây Tạng với Trung Quốc, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cho biết hầu hết đồng bào ông hậu thuẫn cho chủ trương mà ông gọi là “Trung Đạo”, nghĩa là chỉ đòi tự trị chứ không đòi giành lại độc lập, mặc dầu chủ trương này gặp phải sự chỉ trích của một số người thuộc giới trẻ Tây Tạng ở nước ngoài.
Cũng tại cuộc hội thảo ở Washington, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu ông Lobsang Sangay, người mới được bầu làm thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Sau đó, Tiến sĩ Lobsang cho biết chính phủ ông theo đuổi mục tiêu xây dựng một xã hội Tây Tạng dân chủ và thế tục hóa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề ra và hậu thuẫn cho chủ trương Trung Đạo:
"Tôi muốn nói rằng, trong lịch sử, Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Và dựa theo luật pháp quốc tế cùng với nghị quyết năm 1961 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, dân tộc Tây Tạng có quyền tự quyết. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương Trung Đạo và Quốc hội Tây Tạng cũng đã thông qua 3 nghị quyết tán đồng chủ trương Trung Đạo. Vì vậy tôi hậu thuẫn cho chủ trương này và đó là lập trường của tôi."
Thủ tướng Lobsang cũng cho biết chính phủ ông sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh bất kỳ lúc nào, nơi nào và bằng mọi hình thức để giải quyết vấn đề Tây Tạng:
"Tân chính phủ sẽ tiếp tục các nỗ lực đối thoại, bất kể đó là đối thoại giữa sinh viên học sinh với nhau hay giữa các học giả với nhau, hay giữa hai chính phủ với nhau, nếu phía Trung Quốc muốn như vậy. Về phía chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tiến hành đối thoại với chính phủ Trung Quốc ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào."
Lâu nay chính phủ Trung Quốc vẫn kiên quyết không chịu tiếp xúc với chính phủ lưu vong Tây Tạng, trụ sở đặt tại Dharamshala ở miền bắc Ấn Độ. Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng không ngớt tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần tử nguy hiểm, có âm mưu chia cắt đất nước. Nhà lãnh đạo được thế giới biết tiếng về chủ trương tranh đấu bất bạo động này nói rằng ông thừa nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ Trung Quốc và ông chỉ muốn tranh đấu để quê hương ông được hưởng một nền tự trị thật sự.
VOA
0 nhận xét