Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải) nói chuyện với phóng viên sau khi gặp các nghị sĩ Hoa Kỳ, ngày 07/07/2011, tại điện Capitol.
REUTERS
Đại biện sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh bị thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải "khẩn cấp triệu tập" lên bộ để nhận lời phản đối của Bắc Kinh; Tân Hoa Xã thì trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mã Triệu Húc đả kích “hành động can thiệp thô thiển” của Mỹ vào nội tình Trung Quốc; Nhân dân Nhật báo chỉ trích thái độ “dốt nát và đạo đức giả’’ của Hoa Kỳ… Phải nói là Bắc Kinh đã không tiếc lời bày tỏ thái độ giận dữ đối với Mỹ sau cuộc hội đàm được tổ chức vào hôm qua tại Nhà Trắng, giữa tổng thống Hoa Kỳ Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong bản thông cáo đăng trên trang web của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là họ bày tỏ thái độ “hết sức phẫn nộ và kiên quyết phản đối” hành động của tổng thống Mỹ. Bản thông cáo nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh : “Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến Tây Tạng hoàn toàn thuộc phạm vi nội bộ của Trung Quốc".
Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc đã tố cáo Hoa Kỳ “hỗ trợ cho các lực lượng ly khai chống Trung Quốc và đòi độc lập cho Tây Tạng". Nhân vật này còn đe dọa là việc can thiệp vào nội tình Trung Quốc…có hại cho quan hệ Trung-Mỹ.
Theo các nhà phân tích, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh có thể được giải thích bằng một lý do rất đơn giản. Ngay từ trước lúc diễn ra cuộc họp, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng gây sức ép, đòi ông Obama là không được tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng.
Đây là một yêu cầu hết sức phi lý, vì làm thế nào mà người đứng đầu một cường quốc như Hoa Kỳ lại có thể tuân lệnh một nước khác, dù đó là Trung Quốc, nước hiện là chủ nợ chính của nước Mỹ.
Một quan sát viên ghi nhận : “Vì các cuộc chiến từ thời tổng thống Bush, Trung Quốc sẽ trở thành chủ nợ của nước Mỹ trong rất nhiều thập niên nữa. Thế nhưng điều đó không cho họ quyền ra lệnh cho tổng thống Mỹ là phải gặp ai…”.
Mặt khác, như tất cả các nhà quan sát đều ghi nhận, chính quyền Obama đã cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trọng của cuộc gặp để gỡ thể diện cho Bắc Kinh. Hơn nữa, nội dung cuộc thảo luận giữa tổng thống Mỹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo như thông báo của Nhà Trắng sau cuộc họp, không có gì là đáng để cho Trung Quốc phải phiền lòng.
Theo nguồn tin trên, ông Obama đã nhấn mạnh rằng ông không ủng hộ việc Tây Tạng độc lập – đây cũng là quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma – cho dù theo tổng thống Mỹ, cần phải bảo vệ quyền con người của dân Tây Tạng ở Trung Quốc. Việc ông Obama đề cập đến nhu cầu bảo tồn các truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng cũng là điều hợp lý, cũng như là hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với chủ trương bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tìm cách tìm cách bảo tồn văn hóa Tây Tạng mà không đòi hỏi độc lập.
Tóm lại, khi lớn tiếng đòi tổng thống Mỹ là phải hủy kế hoạch tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc đã một lần nữa đi quá trớn, qua đó tự làm thương tổn hình ảnh của mình, cũng giống như vào năm ngoái, khi họ hoài công mở chiến dịch tấn công vào Na Uy và giải Nobel Hòa Bình.
RFI
Trong bản thông cáo đăng trên trang web của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là họ bày tỏ thái độ “hết sức phẫn nộ và kiên quyết phản đối” hành động của tổng thống Mỹ. Bản thông cáo nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh : “Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến Tây Tạng hoàn toàn thuộc phạm vi nội bộ của Trung Quốc".
Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc đã tố cáo Hoa Kỳ “hỗ trợ cho các lực lượng ly khai chống Trung Quốc và đòi độc lập cho Tây Tạng". Nhân vật này còn đe dọa là việc can thiệp vào nội tình Trung Quốc…có hại cho quan hệ Trung-Mỹ.
Theo các nhà phân tích, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh có thể được giải thích bằng một lý do rất đơn giản. Ngay từ trước lúc diễn ra cuộc họp, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng gây sức ép, đòi ông Obama là không được tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng.
Đây là một yêu cầu hết sức phi lý, vì làm thế nào mà người đứng đầu một cường quốc như Hoa Kỳ lại có thể tuân lệnh một nước khác, dù đó là Trung Quốc, nước hiện là chủ nợ chính của nước Mỹ.
Một quan sát viên ghi nhận : “Vì các cuộc chiến từ thời tổng thống Bush, Trung Quốc sẽ trở thành chủ nợ của nước Mỹ trong rất nhiều thập niên nữa. Thế nhưng điều đó không cho họ quyền ra lệnh cho tổng thống Mỹ là phải gặp ai…”.
Mặt khác, như tất cả các nhà quan sát đều ghi nhận, chính quyền Obama đã cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trọng của cuộc gặp để gỡ thể diện cho Bắc Kinh. Hơn nữa, nội dung cuộc thảo luận giữa tổng thống Mỹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo như thông báo của Nhà Trắng sau cuộc họp, không có gì là đáng để cho Trung Quốc phải phiền lòng.
Theo nguồn tin trên, ông Obama đã nhấn mạnh rằng ông không ủng hộ việc Tây Tạng độc lập – đây cũng là quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma – cho dù theo tổng thống Mỹ, cần phải bảo vệ quyền con người của dân Tây Tạng ở Trung Quốc. Việc ông Obama đề cập đến nhu cầu bảo tồn các truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng cũng là điều hợp lý, cũng như là hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với chủ trương bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tìm cách tìm cách bảo tồn văn hóa Tây Tạng mà không đòi hỏi độc lập.
Tóm lại, khi lớn tiếng đòi tổng thống Mỹ là phải hủy kế hoạch tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc đã một lần nữa đi quá trớn, qua đó tự làm thương tổn hình ảnh của mình, cũng giống như vào năm ngoái, khi họ hoài công mở chiến dịch tấn công vào Na Uy và giải Nobel Hòa Bình.
RFI
0 nhận xét