DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» Tin tức Công Giáo » Số phận khu đất Nhà thờ Cầu Rầm


Sau khi Nữ Vương Công Lý đưa tin về trò hề của nhà cầm quyền CS Nghệ An muốn cướp đất của Giáo Hạt Cầu Rầm tại Vinh bằng thủ đoạn mới là “Trưng cầu ý dân” – một chiêu bài mới trong muôn vàn thủ đoạn cướp đất tôn giáo – giáo dân Hạt Cầu Rầm đã lập tức cất lên tiếng nói của mình: mạnh mẽ, bình tĩnh, khảng khái và chấp nhận mọi tình huống quyết giữ gìn đất đai, tài sản của cha ông để lại, của Giáo hội Công giáo bằng bất cứ giá nào.
Công luận lên tiếng chú ý về một âm mưu và hành động này của nhà cầm quyền Nghệ An đã làm cho nhà cầm quyền Nghệ An thấy rằng đây là miếng mồi không dễ nuốt.
Vì vậy, đúng theo phương châm “mềm nắn, rắn buông”, nhà cầm quyền Nghệ An buộc phải bỏ miếng mồi ngon không nuốt nổi lúc này để tính con bài khác.
Nhà cầm quyền Nghê An đã buộc phải nhả miếng mồi đang ngậm ra dù họ đã rắp tâm chiếm đoạt từ lâu? Đến nay, Bùi Nguyên Lân, Giám đốc của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An buộc phải tuyên bố bỏ vị trí “Khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ”. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là lời nói của một quan chức cộng sản, mà lời nói của quan chức cộng sản thì xưa nay nhân dân ta đã có quá nhiều kinh nghiệm.
Tài sản của Giáo hạt vẫn chưa được trả về cho giáo dân.
Vì vậy, giáo dân Cầu Rầm hãy cảnh giác.
Nữ Vương Công Lý
Tình trạng chính quyền địa phương thực hiện những đòn phép biến hóa đất đai, cơ sở trong diện họ quản lý nhằm trục lợi cá nhân là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khiếu kiện dai dẳng của người dân lâu nay.

Chiêu bài mới: “Trưng cầu ý kiến nhân dân”?

Một vụ việc mới nổi lên liên quan khu đất của giáo xứ Cầu Rầm, địa phận Vinh, giáo hội công tại Nghệ An.
Có một số điểm đáng chú ý liên quan khu đất thuộc họ đạo vừa nói. Điểm thứ nhất vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, báo Nghệ An số 8736 đăng một thông báo tựa đề ‘Trưng cầu ý kiến nhân dân về địa điểm xây dựng Đài tuởng niệm các liệt sỹ tỉnh Nghệ An’.
Thông báo do ông giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Bùi Nguyên Lân lý tên. Nội dung nêu ra năm địa điểm dự kiến để xây dựng tượng đài vừa nói, trong đó địa điểm thứ hai là công viên vườn hoa Phường Cửa Nam ( khu vực Nhà thờ Cầu Rầm cũ).
Điểm chính nữa của thông báo là kêu gọi mọi thành phần dân chúng đóng góp, gửi ý kiến của họ về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng và Viện Thiết kế qui họach xây dựng Nghệ An trước ngày 17 tháng 7 này.
Vấn đề trưng cầu ý kiến từng được nêu ra tại Việt Nam gần đây vì đó là một nhu cầu thể hiện quyền của người dân. Đây là một biểu hiện tính dân chủ rõ nét nhất trong một xã hội. Tuy nhiên đến nay tại Việt Nam việc trưng cầu ý dân vẫn chưa được qui định chính thức và tiến hành thực hiện, dù rằng vấn đề từng được nêu ra trong thời gian gần đây ở cấp cao nhất là quốc hội.
Cái gọi là "Trưng cầu ý dân" của nhà cầm quyền Nghệ An
Một điểm đáng chú ý khác nữa đối với khu đất mà hiện nay là công viên Vườn hoa Cửa Nam mà thông báo của chính quyền để trong ngoặc là Khu vực Nhà thờ Cầu Rầm Cũ. Do chiến tranh ngôi nhà thờ cũ cũng bị bom đạn san bằng. Thế rồi sau chiến cuộc, nơi đó được chính quyền cho làm thành ‘Di tích tội ác Đế Quốc Mỹ’. Tiếp đến khu đất một phần bị xén để làm tuyến đường đi Kim Liên, Nam Đàn nơi có quê chủ tịch Hồ Chí Minh. Số phận khu đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ tiếp tục nổi trôi khi chính quyền địa phương giao cho Công ty Cổ phần Trường Giang, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án xây dựng khu cao ốc.
Công trình do Công ty Cổ phần Trường Giang xây dựng trên đất Nhà thờ Cầu Rầm

Câu trả lời cho nhà cầm quyền của giáo dân Cầu Rầm

Trước những đổi thay mà chính quyền địa phương tiến hành đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ, người giáo dân tại đó hồi cuối tháng 5 năm ngóai đã tập trung với số lượng chừng 5000 người để phản đối công việc thi công trên khu đất nhà thờ cũ.
Trong thực tế thì từ năm 1972 đến nay giáo dân thuộc giáo hạt Cầu Rầm đã có nhiều đơn thư xin xây dựng lại nhà thờ cũ đã bị chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn chưa được chính quyền trả lời.
Vị quản xứ Cầu Rầm là linh mục Hòang Sỹ Hướng cho biết một số thông tin liên quan đến vấn đề trưng cầu ý kiến lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm Cũ làm tượng đài liệt sĩ cũng như thông tin liên quan đất đai giáo xứ mà ông phụ trách:
Trưng cầu dân ý đó đăng trên báo Nghệ An và đến ngày 17 tháng 7 này là hết hạn. Đến nay chưa thấy có cải chính gì cả.

Giáo dân Cầm Rầm phải chịu thiệt thòi đến bao giờ

Đó là đất của giáo xứ và hạt Cầu rầm từ khi lập xứ từ hồi thế kỷ 19. Từ đó đến nay chưa bao giờ giải tán xứ Cầu rầm cả, chỉ có điều vào năm 1968 nhà thờ bị trúng bom, chỉ còn một nhà phòng không ở được nhưng còn tường.
Đến năm 1998, dân sau nhiều lần thương thuyết, làm đơn xin mà không được thì dân làm một lán để đọc kinh ở đó. Họ không giải quyết theo nguyện vọng của dân mà lại cấp cho giáo xứ một mảnh đất mà hiện thời giáo xứ đang sinh họat tại đây. Còn đất của nhà thờ Cầu Rầm trên danh nghĩa được nói để làm khu vui chơi giải trí. Nhưng sau đó họ bán đất, mà việc bán đó rõ ràng qua mấy chủ. Đến ngày 23 tháng 5 năm 2010 khi họ định xây một tòa nhà khu thương mại lớn, thì dân kéo lên khiếu nại nên họ dừng. Nay lại thông báo làm khu tượng đài liệt sĩ.
Đất của nhà thờ Cầu Rầm trên danh nghĩa được nói để làm khu vui chơi giải trí. Nhưng sau đó họ bán đất, mà việc bán đó rõ ràng qua mấy chủ. Đến ngày 23 tháng 5 năm 2010 khi họ định xây một tòa nhà khu thương mại lớn, thì dân kéo lên khiếu nại nên họ dừng. Nay lại thông báo làm khu tượng đài liệt sĩ.
Mặc dù hạn chót gửi ý kiến được trưng cầu gửi về cho ba cơ quan chức năng như trong thông báo chưa kết thúc, vào ngày 6 tháng 7 ông Bùi Nguyên Lân, giám đốc Sở Lao động- Thương Binh và Xã Hội, cho biết địa điểm vường hoa Cửa Nam, khu vực Nhà thờ Cầu Rầm cũ đã được rút ra khỏi danh sách các điểm lấy ý kiến để xây dựng tượng đài liệt sĩ, ông cho biết:
Vừa rồi anh em có đưa ra 5 điểm nhưng sau có lựa chọn rút lại còn 4 điểm. Đến ngày hội thảo không chọn khu cửa Nam nữa vì chật chội quá. Đó là đường lên quê Bác, định đặt giữa hồ nhưng thấy tốn kém quá.
Qua hành xử của chính quyền địa phương Nghệ An đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ, nhiều người tiếp tục chứng minh đó là những thủ thuật nhằm biến những khu đất dù có người sử dụng trở thành những món lợi béo bở cho những người đang nắm trong tay quyền quản lý, qui họach đất đai.
Hiện biết bao vụ khiếu nại đất đai vẫn chưa thể giải quyết được bởi tệ nạn chiếm đất đã tồn tại quá lâu và quá nhiều cán bộ Nhà Nước đều nhúng chàm nên không giúp giải quyết được.
Dù chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An rút khu đất nhà thờ Cầu rầm cũ ra khỏi danh sách trưng cầu ý kiến xây dựng tượng đài lịch sử, nhưng 39 năm chờ đợi của giáo dân Cầm Rầm không biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ!
Gia Minh – RFA

0 nhận xét

Đăng một nhận xét