Biển Đông với những vùng tranh chấp Wikipedia Photo |
Đàm phán theo UNCLOS, không ra tòa UNCLOS?
Hàng không mẫu hạm Thi Lang của TQ-AP Photo |
Lới tuyên bố này cho thấy cách nói lập lờ nửa chừng của giới ngoại giao Trung Quốc. “Luật pháp quốc tế được các bên công nhận” mà ông đề cập tới có thể để được hiểu đó là Luật biển UNCLOS mà ông nói Bắc Kinh và các nước tranh chấp sẽ đem ra làm căn bản pháp lý để bàn cãi khi đàm phán song phương , nhưng cùng lúc đó Trung Quốc lại từ chối ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển, là cơ chế do UNCLOS quy định một khi có tranh chấp cấp quốc gia. Nói “dựa trên luật pháp quốc tế” nhưng lại bác bỏ cơ chế do luật ấy quy định, phải chăng đó là thói ngang ngược của nước Cộng Sản này từ thời chiến tranh lạnh?
Dù sao thì điều này đã được ngoại trưởng Philippines dự đoán khi ông nói là Trung Quốc xưa nay vẫn muốn giải quyết vấn đề này theo đường lối song phương, chứ không giải quyết với khối ASEAN hay với sự có mặt của những nước có quyền lợi ở biển Đông như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, Australia.
Mỹ vẫn chuẩn bị .
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Willard Wikipedia Photo |
Nói đến ASEAN và Hoa Kỳ, người ta còn nhớ hồi năm ngoái, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại một Hội nghị ASEAN ở Việt Nam rằng Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến vụ tranh chấp biển Đông vì nước Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc hòa giải những tranh chấp đó. Lời tuyên bố này được coi là đã nói lên quan điểm của Hoa Kỳ ủng hộ đường lối đa phương. Sau đó ngoại trưởng Trung Quốc bác bỏ ý kiến đó, nói rằng “chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá chỉ khiến vấn đề tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn mà thôi”, theo trang web của bộ ngoại giao Trung Quốc đăng tải. Trang web còn bình luận lời phát biểu của bà Ngoại trưởng Mỹ, coi đó là “một cuộc tấn công” vào chính sách ngoại giao của Trung Quốc để Hoa Kỳ bành trướng thế lực ở châu Á.
Về phía Hoa Kỳ tuy không bàn cãi thêm với Trung Quốc về vấn đề này, nhưng đã dự trù kế hoạch thao dượt quân sự chung với nhiều nước châu Á, trước khi biển Đông nổi sóng như vừa rồi. Mỹ tập trận với Philippines, thao dượt liên lạc và cứu hộ với hải quân Việt Nam, cho tàu ghé thăm các hải cảng Việt Nam, tập trận chung cùng lúc với Nhật và Úc. Và Hoa Kỳ đã thực hiện kế hoạch ấy đang lúc giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines chưa nguội xung khắc . Đây là dấu hiệu Mỹ ủng hộ giải pháp đa phương hay dấu hiệu sẽ ủng hộ Việt Nam và Philippines về quân sự?
Trước hết, người ta cho đó là dấu hiệu của sự ủng hộ cho giải pháp đa phương đã. Còn về hành động quân sự tượng trưng thì có lẽ người ta cần lưu ý tới cuộc tập trận quy mô gần đây nhất giữa lực lượng hải quân ba nước Mỹ, Nhật, Australia ở hải phận biển Đông ngoài khơi Brunei hôm thứ bảy vừa qua. Thông cáo của Nhật nói cuộc tập trận chung này nhằm tăng cường khả năng chiến thuật của Hải quân Nhật Bản, và củng cố mối quan hệ giữa hải quân ba nước. Tuy nhiên có ý kiến từ Nhật Bản, phát xuất từ viện nghiên cứu khoa học Okazaki, có lúc được coi là cơ sở “think tank” để các thủ tướng Nhật tham khảo ý kiến, cho rằng hành động đó mang ý nghĩa một sự thao dượt phối hợp thực sự giữa ba nước Mỹ, Nhật, Úc, để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, muốn vượt khỏi biển Đông để ra khơi trên Thái Bình Dương.
Vị trí tiền tiêu?
Sau những cuộc tập trận đó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung quốc nói với người Mỹ rằng thời điểm tập trận trong khu vực Biển Đông là không phù hợp. Viên tướng đứng đầu quân đội Trung Quốc còn yêu cầu Hoa kỳ hãy giữ chừng mực trong lời nói và hành động. Lời phát biểu này được tướng Trần Bính-Đức đưa ra trong cuộc Hội đàm với Đô Đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, sáng hôm thứ hai tại Bắc Kinh.
Trung Quốc lên tiếng phản đối vì đó là lần đầu tiên ba nước Mỹ, Úc, Nhật tập trận hải quân. Và dù nói gì thì nói, ai cũng thấy ba nước này có mối liên quan thiết thực và quan trọng đến sự kiện hải quân Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ và Bắc Kinh không cần dấu diếm ý định mở rộng địa bàn hoạt động hải quân ra khắp thế giới. Trung Quốc sắp cho hàng không mẫu hạm Thi Lang dương cờ trên biển Đông trong khi đang đóng thêm hai chiếc hàng không mẫu hạm khác, dự trù cho hoạt động xa hơn vào sang năm. Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Bắc Kinh cũng đang trong giai đoạn thành hình, đặt căn cứ có cổng ra vào ngầm dưới bìa đảo Hải Nam. Trung Quốc còn có tàu ngầm hạt nhân trang bị hỏa tiễn tấn công tầm trung, dưới 2000 km, trong khi đang c
hế tạo thêm hỏa tiễn tầm xa 8 ngàn kilomet có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn đi từ tàu ngầm. Tàu vượt biển Đông là hỏa tiễn bắn tới Los Angeles.Mỹ vốn chẳng dấu diếm gì ý định “trở lại châu Á”. Mỹ Nhật và Úc lo lắng đến thủy lộ huyết mạch đi qua biển Đông và qua eo biển Malacca là phải, vì đó là đường chuyển vận ba phần tư nhiên liệu cho Nhật Bản cũng như 80% nhiên liệu cho Trung Quốc, chưa kể khả năng của tàu ngầm Trung Quốc về việc chống các hạm đội hàng không mẫu hạm rất hữu hiệu bằng hỏa tiễn đa đầu tự tìm mục tiêu phóng lên từ tàu ngầm. Nga đã có loại vũ khí này, được gọi là sát thủ của hạm đội. Trung Quốc chưa có, nhưng chỉ vài năm nữa là họ có ngay dăm chục chiếc.
Cho nên Hoa Kỳ phải có đối sách từ bây giờ là điều có thể thấy được. Song song với việc thao dượt phối hợp chiến thuật với đồng minh, Mỹ cũng đang phát triển vũ khí laser để chống những tay sát thủ đó, bảo vệ hạm đội 7. Việt Nam rõ ràng có vị trí chiến thuật rất lợi hại đối với căn cứ tàu ngầm Hải Nam mà Mỹ vẫn để tâm theo dõi từ nhiều năm nay. Thử hỏi làm sao Trung Quốc không muốn nhổ gai! Liệu Mỹ Nhật có cần Việt Nam giúp giữ vị trí quan sát tiền tiêu không? Mời quý thính giả gửi câu trả lời vào mục ý kiến cuối bài, hay gửi về vietweb@rfa.org.
0 nhận xét