“Nếu chúng ta nghiêm chỉnh giữ vững các nguyên tắc của thân thể Đấng Christ, thì không ai và không điều gì có thể cản trở hay gây trở ngại đến nhưng con người của nước cộng hòa miền Nam Sudan một lần nữa.” Đó là lời phát biểu của Archbishop Daniel Deng, lãnh đạo Hội thánh Episcopal tại Sudan, đất nước vừa tuyên bố độc lập vào sáng sớm thứ bảy ngày 9/7/2011 tại Juba, và hiện là quốc gia “mới“ nhất trên thế giới.
Khi nước cộng hòa Nam Sudan trở thành đất nước mới nhất trên thế giới ngày nay, Hội thánh Episcopal của Sudan đang đặt hy vọng vào một tương lai hòa bình.
Đất nước này đã giành độc lập sau một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Một với 98% người dân miền Nam Sudan bỏ phiếu li khai khỏi miền Bắc phần lớn là người Hồi giáo. Sự li khai của phần lớn các Cơ đốc nhân miền Nam khỏi miền Bắc đánh dấu đỉnh cao của hòa bình bắt đầu từ 2005 và đi đến chấm dứt nhiều thập niên nội chiến.
Trên khắp miền Nam Sudan, các đám đông tưng bừng kỉ niệm sự tự do của họ và hy vọng đây sẽ là sự khởi đầu của một tương lai hòa bình và thạnh vượng. Trong lời phát biểu, người đứng đầu Hội thánh Episcopal tại Sudan, Archbishop Daniel Deng nói: “Chúng tôi đã có một Chính phủ thực sự và giờ đây có thể được nhìn nhận là một quốc gia, đáng được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế” “Đây là những thành tựu to lớn phải được ghi nhận, chúc mừng và cẩn thận gìn giữ”.
Ông nói Chính phủ Nam Sudan đang phải đối diện với vô số những thử thách trong việc giữ gìn sự hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển. Tổng giám mục đã lên tiếng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự gia tăng các kẻ thù địch trong các vùng biên giới tranh chấp Nam-Bắc của Abyei cũng như bạo lực gây ra bởi Quân đội kháng chiến của các vua chúa ở miền Tây.
“Một cuộc chiến mới giữa hai quốc gia Nam-Bắc Sudan sẽ gây ra những đau khổ không xiết tả cho nhân dân và trì hoãn thời điểm chúng tôi có thể bắt đầu hàn gắn những thương tổn của bao năm tranh chiến, và phục hồi những thập niên phát triển đã bị mất”, ông nói.
“Chúng tôi sẵn sàng dự phần trong việc chia sẻ gánh nặng trách nhiệm đang đặt trên vai của chính phủ Nam Sudan.”
Hội thánh đang thúc giục chính phủ miền Nam Sudan tiếp tục đẩy mạnh hòa bình, không bạo lực, đoàn kết và phát triển. Thêm vào đó, Chính phủ sẽ phải làm việc để giảm bớt chủ nghĩa bộ tộc, cửa quyền và tham nhũng.
Hội thánh cũng đang kêu gọi những người miền Nam Sudan tôn trọng Hiến Pháp mới vừa chuyển đổi, trong đó nhấn mạnh niềm tin tôn giáo không được sử dụng cho mục đích chia rẽ.
“Chúng tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết lại,” Tổng giám mục Deng nói.
Sự đoàn kết được chỉ ra trong suốt cuộc trưng cầu dân ý nên tiếp tục được nhìn thấy trên khắp nước Cộng hòa miền Nam Sudan.
“ Đây là một trong những cách để chứng tỏ những lời tiên tri rằng miền Nam Sudan có khả năng là một nhà nước thất bại là sai lầm.”
“ Sự thống nhất có khả năng đạt được nếu mọi người hiểu và tôn trọng Hiến Pháp chuyển tiếp mới mà mục đích của nó là cung cấp một khải tượng chung cho sự phát triển một đất nước mới của chúng ta.”
Tổng giám mục nói thêm, tuy nhiên, mọi người dân miền Nam Sudan có trách nhiệm như chính phủ để đảm bảo một tương lai thành công cho đất nước.
“Thánh Phao-Lô đã nói rõ ràng rằng chúng ta đã được giao nhiệm vụ để làm việc trong sự hiệp nhất, sử dụng tính đa dạng và tài năng khác nhau mà chúng ta có để giúp đỡ chính chúng ta và những người khác,” ông nói.
“ Chúng ta phải nhìn vào sự khác biệt của chúng ta từ một triển vọng mới, chứ không nên tiếp tục tin rằng đó là bởi vì chúng ta khác nhau mà chúng ta bị chia rẽ.”
“ Những sự khác biệt mà chúng ta giả định đang chia rẽ chúng ta thực sự là chìa khóa cho sự phát triển và nòng cốt cho sự chung sống hài hòa. Chúng ta tất cả đều chịu trách nhiệm cho sự đảm bảo rằng nước cộng hòa mới miền Nam Sudan được xây trên một nền móng vững chắc.”
“Do đó, hãy để chúng tôi bắt đầu làm việc với nhau từ thời điểm này trở đi để đảm bảo rằng chúng ta có thể giành được hòa bình, không bạo lực, giảm sự gắn kết bộ lạc và những tác động tàn phá của nó tới cộng đồng, đẩy mạnh sự bình đẳng về cơ hội, nhân quyền và tiếp cận công lí”.
“Nếu chúng ta nghiêm chỉnh giữ vững các nguyên tắc của thân thể Đấng Christ, thì không ai và không điều gì có thể cản trở hay gây trở ngại đến nhưng con người của nước cộng hòa miền Nam Sudan một lần nữa.”
Hội thánh bây giờ đang vận động các mạng lưới quốc tế để đảm bảo rằng cộng đồng quốc tế cùng chú ý đến đất nước như nó đã làm trong cuộc trưng cầu dân ý. Một phái đoàn giáo hội cũng sẽ thăm miền Nam Sudan vào tháng 10.
Mai Trần (Theo Christiantoday)
Theo: HTC
0 nhận xét