Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm thứ Hai chỉ trích Việt Nam sau khi cảnh sát bắt giữ hơn một chục người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 10/7.
Cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ Nhật 10/7 là cuộc biểu tình tuần thứ sáu sau khi có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 vào cuối tháng Năm.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW, nhận xét: “Tôi không rõ đến khi nào chính phủ (Việt Nam) mới nhận ra rằng việc ký kết các thỏa thuận về nhân quyền quốc tế là có các hệ quả của nó”.
Tất cả những người bị bắt hôm Chủ Nhật được biết đã được thả ra.
Ông Robertson nhận xét các cuộc biểu tình là “hữu dụng trong một thời gian” để gây sức ép lên Trung Quốc, nhưng giới chức giờ tìm cách dẹp đi sau khi họ bắt đầu đàm phán.
Căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau các vụ cáo buộc là tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp ngư dân và các tàu thuyền của Việt Nam.
Hôm 26/6, hai nước ký tuyên bố chung, nhất trí nhu cầu phải “hướng dẫn công luận theo hướng đúng”.
Bắt giữ
Một số người biểu tình hôm 10/7 ở Hà Nội bị lực lượng an ninh dồn lên xe buýt của cảnh sát.
AP cho hay cameraman Đinh Hậu của hãng tin này, người khi đó đang quay phim tường thuật cuộc biểu tình liên tiếp ở tuần lễ thứ sáu, cũng bị buộc phải lên một chiếc xe buýt với cảnh sát vũ trang.
Một phóng viên quay phim người Việt Nam khác làm việc cho Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cũng nằm trong số này.
Một nhà báo nữa, là trợ lý tin tức từ tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, cũng bị bắt giữ.
Hãng AP tường thuật một bà mẹ tham gia biểu tình phản đối TQ và cậu con trai năm tuổi của bà cũng đã bị đưa tới một đồn cảnh sát nằm ở ngoại ô Hà Nội.
Một nhà báo nữa, là trợ lý tin tức từ tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, cũng bị bắt giữ.
Hãng AP tường thuật một bà mẹ tham gia biểu tình phản đối TQ và cậu con trai năm tuổi của bà cũng đã bị đưa tới một đồn cảnh sát nằm ở ngoại ô Hà Nội.
Trong số những người bị bắt ở cuộc trấn áp được tường trình là diễn ra nhanh gọn, trong vòng 15 phút, còn có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.
Nhà báo Đinh Hậu cùng các nhà báo khác và những người biểu tình đã được thả ra sau khi bị bắt giữ và thẩm vấn vấn trong khoảng ba giờ.
Điện thoại và máy ảnh của họ đều bị thu giữ tạm thời phục vụ việc kiểm tra, rà soát thông tin của an ninh.
Các cuộc biểu tình ngoài đường phố là hiện tượng hiếm hoi ở Việt Nam, nơi mà chính quyền cộng sản duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Hà Nội đã cho phép các nhóm lên đến khoảng 200 người tụ tập và diễu hành trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật trong năm tuần trước đó.
BBC
0 nhận xét