BBC Việt Ngữ giới thiệu cùng quý vị trích dịch bài nói chuyện của lãnh tụ đối lập Miến Điện cho chương trình Reith Lectures của đài BBC dành cho các nhân vật có tiếng trên thế giới, mỗi năm một lần trên BBC, và năm nay dành cho bà San Suu Kyi, với chủ đề "Securing Freedom" - Tìm kiếm tự do.
Nói chuyện với các bạn lúc này, qua BBC, có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi. Nó có nghĩa, một lần nữa, tôi chính thức là một người tự do. Khi tôi chính thức không có tự do - đó là khi tôi bị quản thúc tại gia - thì BBC đã trò chuyện cùng tôi. Tôi lắng nghe. Nhưng lắng nghe cũng đem lại cho tôi một dạng tự do: tự do được vươn tới những suy nghĩ của người khác.
Tất nhiên nó không giống như những trao đổi cá nhân, nhưng đó cũng là một hình tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp cận với người khác, những người bạn mong muốn được chia sẻ suy nghĩ, hy vọng, tiếng cười của mình và đôi khi cả sự giận dữ và phẫn nộ, đó là một quyền đáng ra không bao giờ được xâm phạm.
Ý nghĩa của Tự do
Mặc dù tôi không thể trực tiếp có mặt cùng các bạn hôm nay, tôi rất biết ơn về việc đã có được cơ hội này để thực hành quyền tiếp cận giữa con người bằng việc chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của tôi liệu Tự do có ý nghĩa như thế nào đối với tôi và với những người khác trên khắp thế giới, những người vẫn còn đang trong tình trạng đáng buồn mà tôi gọi là không có tự do.
Cuốn tự thuật đầu tiên tôi từng đọc là cuốn Seven Years Solitary - Bảy năm biệt giam của một phụ nữ Hungary, người từng là nạn nhân trong thời gian có các cuộc thanh trừng của Đảng cộng sản vào đầu những năm 1950.
Tự do được tiếp cận với người khác, những người bạn mong muốn được chia sẻ suy nghĩ, hy vọng, tiếng cười của mình và đôi khi cả sự giận dữ và phẫn nộ, đó là một quyền đáng ra không bao giờ được xâm phạm. "Aung San Suu Kyi"
Mới 13 tuổi, tôi có ấn tượng mạnh trước tinh thần quyết tâm và sự khéo léo đã giúp người phụ nữ thân cô thế cô ấy có thể duy trì đầu óc minh mẫn và giữ vững tinh thần qua năm tháng, khi mà những tiếp xúc duy nhất của bà với con người chính là các cuộc gặp hàng ngày với những người rắp tâm bẻ gãy ý chí của bà.
Mối giao tiếp giữa con người với con người chính là một trong những nhu cầu căn bản nhất mà những người quyết chí dấn thân và bền gan tiếp tục trên con đường bất đồng chính kiến sẽ phải chuẩn bị tinh thần sống không có nó.
Trên thực tế, cuộc sống thiếu tiếp xúc với người khác chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống của những người bất đồng chính kiến.
Phẩm chất chính trị gia
Những người chủ tâm chọn cuộc hành trình cô độc, bị tước đi những tiếp xúc với đồng loại như thế là những ai vậy?
Max Weber xác định ba phẩm chất có tầm quan trọng quyết định của các chính trị gia, đó là lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và cảm quan về sự cân đối.
Đầu tiên là lòng đam mê. Ông diễn giải nó là niềm say mê hết lòng vì sự nghiệp. Niềm say mê đó là điều tối quan trọng với những người tham gia vào dạng chính trị nguy hiểm nhất: bất đồng chính kiến.
Một niềm say mê như thế phải là điều cốt lõi trong tâm khảm của chính tất cả những người đi tới quyết định, âm thầm hay công khai, chọn sống trong một thế giới cách biệt với những người còn lại trong xã hội.
Thế giới của những người bất đồng là vùng đất đầy bất trắc vận hành theo các nguyên tắc và luật lệ riêng bất thành văn của nó.
Không có những tấm biển chỉ đường cho thế giới bên ngoài chỉ cho thấy các cư dân kỳ lạ của chốn này.
Ba phẩm chất có tầm quan trọng quyết định của các chính trị gia, đó là lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và cảm quan về sự cân đối "Max Weber"
Bất cứ ngày nào trong tuần hãy tới trụ sở của Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ Miến Điện (NLD), một nơi thật khiêm tốn tới mức có cảm tưởng như xóm nhà lá nghèo nàn dành cho người lao động cần mẫn.
Người ta không ít lần gọi nơi đây là "chuồng bò" NLD. Vì nhận xét đó thường đi kèm với nụ cười đầy thông cảm và thán phục nên chúng tôi không vì thế mà phật lòng.
Xét cho cùng thì chẳng phải một trong những phong trào có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới đã từng bắt đầu từ một máng cỏ đó sao?
...
Động lực
Trở lại với định nghĩa của Vaclav Havel về công việc căn bản của những người bất đồng chính kiến, chúng ta toàn tâm toàn ý cho việc bảo vệ quyền cá nhân được có cuộc sống tự do và trung thực. Nói cách khác niềm say mê hay nhiệt huyết của chúng tôi là tự do.
Nhiệt huyết dịch giải là nỗi đau khổ và tôi hài lòng rằng trong bối cảnh chính trị cũng như tôn giáo, nó ám chỉ việc chọn sẽ phải chịu đựng đau khổ: một quyết định có chủ ý.
Nó không phải là một quyết định được lựa chọn bột phát - chúng ta không ai muốn đau khổ, chúng ta không phải là những người thích khổ hạnh. Nó là vì những giá trị cao quý hơn mà chúng ta lựa chọn là mục tiêu cho niềm say mê/nhiệt huyết của mình mà chúng ta có thể, đôi khi bất chấp cả bản thân mình, chọn đón nhận khổ đau, chịu đựng.
Vào tháng Năm năm 2003, một đoàn xe chở các thành viên của NLD và những người ủng hộ đi cùng với tôi trên một chuyến đi vận động tại Dabayin, một thị trấn nhỏ tại miền bắc Miến Điện. Đoàn xe đã bị một nhóm người không rõ danh tính tấn công và người ta cho rằng những người này hoạt động theo lệnh của giới quân nhân (Junta).
Cho tới tận ngày nay, không ai nghe nói gì về số phận của những người đã thực hiện vụ tấn công đó, nhưng chúng tôi, những nạn nhân, đã bị quản thúc tại gia. Tôi bị đưa tới một nhà tù nổi tiếng với những người mất trí và bị giam riêng, nhưng tôi phải công nhận là được canh giữ khá tốt trong một căn nhà nhỏ xây riêng tách ròi khỏi khu giam giữ các tù nhân khác.
Một buổi sáng, trong khi tập bài thể dục thường lệ mỗi ngày của mình - để giữ sức khỏe tốt nhất có thể được mà theo tôi, là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của một tù nhân chính trị - tôi bỗng thấy mình tự ngẫm: đây không phải là mình.
Tôi đã không thể tiếp tục một cách bình tĩnh như thế này được. Tôi có lẽ đã nằm co ro trên giường lo lắng hết sức về số phận của những người đã có mặt tại Dabayin với tôi. Bao nhiêu người đã bị đánh đập? Bao nhiêu người đã bị lôi đi mà tôi không biết là đi đâu? Bao nhiêu người đã chết? Và những gì đã xảy ra với những người còn lại trong đảng NLD?
Tôi có lẽ đã nằm bẹp vì lo lắng và vì tình trạng bất an. Đây chẳng thể là tôi, tập thể dục một cách có ý thức như một nhà thể thao cuồng nhiệt.
Khi đó tôi không đã nhớ ngay tới những vần thơ của Akhmatova: "Không, đó không phải là tôi. Đó là một người nào khác đang chịu đau khổ. Tôi không bao giờ có thể đương đầu được với điều đó và với tất cả những gì đã xảy ra." Cho mãi rất lâu sau này, khi đã trở về nhà nhưng vẫn bị quản thúc tại gia, những vần thơ này mới đến với tôi.
Khi nhớ lại, tôi cảm thấy mối dây mạnh mẽ, gần như một sức mạnh thể xác, đã kết nối chúng tôi những người chỉ còn biết dựa vào nguồn nội lực của chính mình khi chúng tôi cần tới sức mạnh và sức chịu đựng nhất.
Không ranh giới thời gian và không gian
Thơ ca là một cầu nối tuyệt vời nhất, không ranh giới về không gian và thời gian. Uintin, người khoác áo tù chính trị màu xanh, đã đến với Invictus của Henley để giữ vững tinh thần qua những cuộc tra khảo mà ông phải chịu đựng.
Bài thơ này đã tạo hứng khởi cho cha tôi và những người cũng thời với ông trong cuộc đấu tranh vì độc lập, và nó dường như đã tạo hứng khởi cho những người chiến đấu vì tự do ở những nơi khác và vào những thời điểm khác nhau. Đấu tranh và chịu đựng, thậm chí máu chảy đầu rơi, tất cả vì tự do.
Tự do, niềm say mê của chúng ta, là gì? Những người bất đồng chính kiến nhiệt huyết nhất không quá quan tâm tới những triết thuyết đầy tính kinh viện về tự do.
Nếu phải giải thích từ đó có nghĩa gì với họ, có lẽ họ sẽ nêu ra một loạt những quan ngại từ khắc sâu trong tâm khảm họ, như sẽ không còn các tù nhân chính trị, hoặc sẽ có tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do hội họp, hoặc chúng ta có thể chọn kiểu chính quyền theo ý mình hay chỉ đơn giản và rất ngắn gọn là chúng ta sẽ có thể làm những gì mình muốn.
Tất cả những điều đó nghe có vẻ ngây thơ, có thể nói ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như vậy phản ánh cảm giác về tự do như một điều gì đó cụ thể, có thể giành được qua hành động thực tế chứ không phải chỉ là một khái niệm được nắm bắt bằng các lập luận triết học.
....
Quyền con người
Một quyền căn bản của con người mà tôi đánh giá cao, đó là cảm giá không phải sợ hãi. Kể từ khi khởi đầu phong trào dân chủ tại Miến Điện, chúng tôi đã phải bằng lòng với cảm giác sợ hãi làm suy yếu con người bao trùm lên toàn xã hội của chúng tôi.
Những người tới thăm Miến Điện đã nhanh chóng nhận xét rằng người dân Miến Điện nồng hậu và hiếu khách. Thật đáng buồn, họ cũng nói thêm rằng nhìn chung người dân Miến Điện sợ bàn thảo các vấn đề chính trị.
Sợ hãi là kẻ thù số một mà chúng tôi đã phải vượt qua khi bắt đầu cuộc đấu tranh vì tự do và thường thường đây là điều duy nhất còn lại cho tới cuối cùng.
Nhưng cảm giác không sợ hãi không nhất thiết phải là tuyệt đối. Nó chỉ cần đủ để cho phép chúng tôi có thể tiếp tục, và tiếp tục bất chấp nỗi sợ hãi sẽ cần có sự can đảm phi thường.
"Không, tôi không sợ. Sau một năm hít thở những đêm tù đầy, tôi sẽ lẩn trốn trong nỗi buồn có tên gọi là sự trốn chạy. Điều đó không đúng. Em yêu ơi, tôi sợ, nhưng em hãy làm như đã không nhận thấy điều đó."
Lòng can đảm ấn chứa trong những vần thơ của Ratushinskaya là món ăn hàng ngày của những người bất đồng chính kiế.
Họ làm như không biết sợ hãi khi họ làm công việc của mình và làm như không nhìn thấy những đồng chí của mình cũng đang làm ra như vậy.
Đây không phải là chuyện đạo đức giả. Đây là sự can đảm đang được tái sinh một cách có ý thức từng ngày, từng giây từng phút. Đó là cách thức cuộc đấu tranh vì tự do đang được thực thi cho tới khi chúng ta có quyền không phải khiếp sợ trước nỗi sợ hãi đem lại do sự tàn bạo và bất công.
Achmatova và Ratushinskaya là người Nga. Henley là người Anh. Nhưng cuộc tranh đấu để sống còn dù bị áp bức cũng như niềm say mê muốn tự định đoạt cuộc đời và làm chủ tâm hồn mình chính là điểm tương đồng của mọi sắc tộc.
Những biến động tại Trung Đông đã đưa chúng ta trở lại với nguyện vọng chung của nhân loại muốn được tự do.
Người dân Miến Điện đã rất hào hứng trước những sự kiện này, cũng như người dân ở các nơi khác trên thế giới.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những sự kiện này vì có những điểm tương đồng đáng kể giữa cuộc cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nổi dậy của chúng tôi hồi năm 1988.
Cả hai đều khởi đầu với những gì mà vào thời điểm đó dường như là những sự việc rất nhỏ bé, không quan trọng.
Một người bán hoa quả tại một thị trấn Tunisia, một người không ai biết đến trên thế giới, đã đem lại một minh chứng không thể quên được về tầm quan trọng của các quyền con người căn bản nhất.
Một người đàn ông bình dị đã khiến cả thế giới thấy quyền con người được có nhân phẩm với ông còn quý giá hơn mạng sống của chính ông. Và điều đó đã khởi sự cả một cuộc cách mạng.
Cuộc tranh đấu để sống còn dù bị áp bức cũng như niềm say mê muốn tự định đoạt cuộc đời và làm chủ tâm hồn mình chính là điểm tương đồng của mọi sắc tộc. "San Suu Kyi"
Tại Miến Điện, một cuộc cãi cọ trong một quán trà tại Rangoon giữa sinh viên đại học và người dân địa phương được cảnh sát giải quyết theo cách thức mà phía sinh viên cho là bất công.
Sự việc đã dẫn tới các cuộc biểu tình mà kết quả là cái chết của một sinh viên, Po-Maw. Nó là lý do khiến nổ ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương trình Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện.
Một người bạn đã từng nói với tôi gánh rơm khiến chú chú lạc đà bị sụn lưng đã trở thành một điều không thể chịu đựng được với chú vì khi chú chợt nhìn thấy mình trong gương.
Việc nhận ra rằng gánh nặng mà nó đang mang là quá sức và không thể chấp nhận được, và trên thực tế việc nó gục ngã, chính là sự từ chối không chịu tiếp tục chấp nhận gánh nặng đàn áp như vậy nữa.
...
Cách mạng
Liệu chúng tôi có ghen tị với người dân Tunisia và người dân Ai Cập hay không? Có chứ, chúng tôi thực sự ghen tị với sự chuyển đổi nhanh chóng và hòa bình của họ.
Nhưng hơn cả sự ghen tị là cảm giác đoàn kết và quyết tâm được phục hồi vì sự nghiệp của chúng tôi, sự nghiệp của mọi phụ nữ và nam giới những người coi trọng giá trị nhân phẩm và tự do của con người.
Trong công cuộc tìm kiếm tự do của chúng tôi, chúng tôi học cách hưởng tự do. Chúng tôi phải thực hành quyền tự do của mình, niềm tin vào tự do của chúng tôi.
Đó chính là lời trong cuốn "Sống chân thực" (1988) của Vaclav Havel.
Chúng tôi tự nguyện làm các công việc hàng ngày của mình, bất chấp những hiểm nguy vốn gắn liền với những người cố gắng được sống như những người tự do trong một quốc gia không có tự do.
Chúng tôi thực thi quyền tự do lựa chọn bằng cách chọn làm những gì chúng tôi cho là đúng, thậm chí nếu lựa chọn đó khiến bị mất đi các quyền tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do đem lại thêm tự do.
Bất đồng chính kiến là một thiên hướng, một nghề nghiệp mà theo quan điểm của Max Weber nói về chính trị cũng là một thiên hướng, một nghề nghiệp.
Chúng tôi tham gia các hoạt động bất đồng chính kiến vì tự do và chúng tôi luôn sẵn sàng vượt khó, và sẽ còn tiếp tục cố gắng với nhiệt huyết, với tinh thần trách nhiệm và với cảm quan về sự cân đối và mức độ nhằm đạt tới những gì mà với một số người dường như là không thể có được.
Chúng tôi đấu tranh một cách sáng suốt để biến giấc mơ được tự do của mình trở thành hiện thực...
Nguồn: BBC
Sự việc Trung quốc đưa tàu vào sâu trong hải phận Việt Nam để cắt cáp hai tàu thăm dò đáy biển Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn dầu khí Petro Vietnam không những làm cho người dân Việt Nam phẫn nộ mà còn khiến cho nhiều nước lo ngại cho sự bất ổn ở biển Đông. Hành động của Trung quốc vi phạm trắng trợn luật Hàng hải quốc tế và mới nhất là Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Trong tháng 6 này, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh biển Đông đã được tổ chức để cảnh báo và tìm cách ngăn chận những cuộc chiến có thể xảy ra ở vùng biển này mà ai cũng biết kẻ gây ra không ai khác hơn là Trung quốc.
Trong số đó, cuộc hội thảo An ninh biển Đông, tổ chức ở Washington DC, Hoa Kỳ vào ngày 20/6/2011 được xem là nặng ký nhất. Tại đây, đại diện phía Trung quốc, giáo sư Tô Hào (Su Hao theo âm Hán), Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Ngoại giao Trung quốc ở Bắc Kinh, vẫn chỉ lập lại những cái gọi là “bằng chứng lịch sử” do Bắc Kinh ngụy tạo để khẳng định chủ quyền của họ đối với biển Đông. Nhưng điều làm cử toạ kinh ngạc là thái độ xấc xược trong bài diễn văn của ông Tô Hào. Ông thẳng thừng dùng chữ Bắc Kinh là “ông anh lớn” đang bảo ban “đứa em nhỏ” Việt Nam thì đứa em nhỏ phải biết vâng lời. Đây cũng chính là thái độ và lời lẽ mà Tô Hào đã phát biểu ngay buổi tại buổi hội thảo về vấn đề biển Đông do học viện Ngoại giao và hội Luật sư Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 11/11/2010.
Cả thế giới hiện nay cũng biết rất rõ thái độ xấc xược đó không phải là bản tính riêng của Tô Hào mà là chính sách chung của nhà nước Bắc Kinh đối với toàn vùng. Thí dụ như vào ngày 21/06/2011, tờ Quân đội giải phóng Trung quốc cho đăng một bài xã thuyết khẳng định chiến lược của Trung quốc là ra tay tấn công địch thủ trước. Theo bài xã thuyết này thì với tên lửa tối tân hiện nay, Trung quốc có thể san bằng các phi trường trước khi máy bay địch cất cánh. Tuy không nói rõ ra, nhưng các chuyên gia quân sự đều hiểu rằng Trung quốc đang ám chỉ hai căn cứ không quân Kadena và Futenma của Mỹ và căn cứ không quân Naha của tự vệ đội Nhật ở Okinawa. Ngoài ra, việc dự tính hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung quốc vào ngày 1/7/2011 sắp tới cũng là đề tài làm bùng lên đủ loại bài vở đầy tính hung hăng, hiếu chiến. Một số bình luận gia bắt đầu đặt câu hỏi phải chăng Bắc Kinh cố tình đẩy không khí hung hăng, ái quốc cực đoan hiện nay để đánh lạc hướng sự chú tâm của nhân dân vào tình hình kinh tế đang suy thoái và các vấn nạn dầy đặc xã hội, môi sinh, và thời điểm sắp chuyển quyền lãnh đạo.
Hiển nhiên, cả thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng Đông Nam Á, rất khó chịu về thái độ trịch thượng của các đại diện Trung quốc. Có lẽ tiêu biểu nhất cho sự khó chịu này là phần phát biểu của ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban An ninh chính trị thuộc ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Ông Termsak nói: “ASEAN đã 20 lần đưa ra tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông thành một bản quy tắc có tính cách ràng buộc, nhưng đều bị Trung quốc bác bỏ; hiện ASEAN đang đưa ra tuyên bố lần thứ 21 liên quan đến vấn đề này”. Ông Termsak còn nói những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy sự “hiếu chiến” của Trung quốc.
Riêng đối với Việt Nam, guồng máy tuyền truyền Trung quốc cho phổ biến những con số mà theo họ là kết quả một cuộc thống kê dư luận người dân ở Hoa lục về hành động gần đây của Trung quốc trên biển Đông. Kết quả này được cho đăng đầu tiên trên trang nhất tờ Toàn Cầu thời báo ấn bản tiếng Anh. Theo kết quả thống kê đó thì 82,9% dân Tàu cho rằng giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải với Việt Nam bằng quân sự là thích đáng; 13,6% ý kiến cho rằng nên giải quyết bằng ngoại giao. Trong số những người đọc kết quả thống kê này, nhiều người góp ý: cứ đưa ra cái Công hàm của ông Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng ký năm 1958 và vô số các bài xã luận trên báo chí Việt Nam suốt từ 1958 đến tận 1978 công nhận lãnh hải của Trung quốc thì Việt Nam không còn chối cãi vào đâu được.
Theo các bình luận gia quốc tế và Nhật Bản về hàng hải thì chỉ có bức công hàm mang chữ ký ông Phạm Văn Đồng có giá trị ràng buộc và vẫn đang là nền tảng cho các khẳng định chủ quyền của Trung quốc và là trở lực lớn đối với các phản đối và đòi hỏi từ phía Việt Nam. Vẫn theo các chuyên gia này, thì việc cơ bản đầu tiên mà nhà nước Việt Nam hiện nay cần phải làm là công khai và chính thức lên tiếng phủ nhận giá trị của bức công hàm Phạm Văn Đồng. Đảng và nhà nước CSVN đừng mất thêm thời giờ biện minh quanh co về lập trường và cái thế của “Đảng và nhà nước” vào thời thập niên 1950. Các lý luận quanh co đó không có giá trị gì đối với quốc tế.
Còn đối với dân tộc Việt Nam, loại ngụy biện này chỉ nhắc toàn dân về cái tư duy “đặt chủ nghĩa và thế giới cộng sản lên trên tổ quốc” mà có thời những người cộng sản rất tự hào tuyên bố công khai. Trong những năm tháng đó, giác ngộ cách mạng đương nhiên bao gồm ý niệm “thoát ly” để trở thành những chiến sĩ cộng sản vô tôn giáo – vô gia đình – vô tổ quốc. Chính ông Hồ Chí Minh cũng hãnh diện bày tỏ tâm nguyện và tư duy nêu trên nhân lúc ông thấy mình ngang hàng “đối thoại” với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn qua câu thơ: “Bác đưa dân tộc qua nô lệ, tôi dắt năm châu đến đại đồng”, và trong nhiều dịp khác nữa.
Có người cho rằng chuyện đó xưa rồi. Lãnh đạo Đảng ngày nay đâu còn quan niệm như thế nữa. Có thật vậy không? Ít nhất Đảng vẫn tiếp tục ca tụng mọi lời dạy dỗ của ông Hồ Chí Minh và chưa từng xác nhận loại tư duy phi dân tộc nêu trên là sai lầm và tai hại.
Tuy nhiên, hãy để điều đó cho lịch sử phán xét. Điều hệ trọng lúc này là làm sao gỡ cho được những cái họa trên đầu dân tộc do tư duy đó để lại. Một trong những cái họa lớn lao đang cắt lìa đất nước là bức công hàm Phạm Văn Đồng. Và trách nhiệm phủ nhận nó nằm trọn vẹn trên vai Bộ chính trị đảng CSVN hôm nay.
©VT
VRNs (27.06.2011) – Sài Gòn – Có một số người ngày nay dường như sống rất vô cảm đối với những đau khổ, mất mát của anh chị em đồng loại… Hãy nhìn vào các biến cố xảy ra trên đất nước chúng ta trong thời gian gần đây sẽ thấy điều này là có thật: môi trường sống bị phá hoại, lái xe tải lao vào giữa các đồng nghiệp, tra tấn trẻ em cách dã man, bắt giữ người trái pháp luật,… Đó là một phần những chia sẻ của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong bài giảng Thánh lễ lúc 20g00 tối hôm qua, Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Như đã hẹn với nhau, lúc 20g00 Chúa Nhật cuối tháng, các anh chị em xa quê cùng với cộng đoàn dâng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Việt Nam. Trước khi bắt đầu Thánh lễ, linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, đã nêu vắn tắt một số ý cầu nguyện trong thánh lễ đặc biệt này:
- cầu nguyện cho vấn đề môi trường tại VN
- cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn bão số 2 gây lốc xoáy tại các tỉnh miền Bắc ngày 23/6 vừa qua làm cho nhiều người bị thương, bị thiệt mạng và nhiều gia đình lâm cảnh màn trời chiếu đất
- cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân bị anh bảo vệ công ty Giai Đức tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội lái xe tải đâm vào đám đông công nhân biểu tình, khiến nhiều người chết và bị thương; qua đó cầu nguyện cho tất cả các công nhân VN đang bị giới chủ đối xử một cách bất công, bóc lột sức lao động,…
- cầu nguyện cho cháu bé 11 tuổi bị công an đánh trọng thương tại Huế; qua đó cầu nguyện cho các trẻ thơ tại VN được yêu thương, bảo vệ và giáo dục một cách tốt nhất
- cầu nguyện cho sự toàn vẹn của lãnh hải và lãnh thổ VN, đặc biệt cầu nguyện cho những người biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước không bị bắt bớ, đe dọa và cưỡng bức giải tán; cầu nguyện cho các chiến sĩ đã và đang ra sức bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc; cầu nguyện cho các ngư dân VN được an toàn trên vùng biển của đất nước mình
- cầu nguyện theo ý xin của chị Lê Thị Kiều Oanh và gia đình cho chồng là anh Phạm Minh Hoàng, giáo sư ĐHBK Sàigòn: xin cho phiên tòa xử anh sắp tới được diễn ra một cách công bằng…
- cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn bão số 2 gây lốc xoáy tại các tỉnh miền Bắc ngày 23/6 vừa qua làm cho nhiều người bị thương, bị thiệt mạng và nhiều gia đình lâm cảnh màn trời chiếu đất
- cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân bị anh bảo vệ công ty Giai Đức tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội lái xe tải đâm vào đám đông công nhân biểu tình, khiến nhiều người chết và bị thương; qua đó cầu nguyện cho tất cả các công nhân VN đang bị giới chủ đối xử một cách bất công, bóc lột sức lao động,…
- cầu nguyện cho cháu bé 11 tuổi bị công an đánh trọng thương tại Huế; qua đó cầu nguyện cho các trẻ thơ tại VN được yêu thương, bảo vệ và giáo dục một cách tốt nhất
- cầu nguyện cho sự toàn vẹn của lãnh hải và lãnh thổ VN, đặc biệt cầu nguyện cho những người biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước không bị bắt bớ, đe dọa và cưỡng bức giải tán; cầu nguyện cho các chiến sĩ đã và đang ra sức bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc; cầu nguyện cho các ngư dân VN được an toàn trên vùng biển của đất nước mình
- cầu nguyện theo ý xin của chị Lê Thị Kiều Oanh và gia đình cho chồng là anh Phạm Minh Hoàng, giáo sư ĐHBK Sàigòn: xin cho phiên tòa xử anh sắp tới được diễn ra một cách công bằng…
Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh hướng dẫn phần lời nguyện tín hữu sau khi cộng đoàn tuyên xưng đức tin. Các lời nguyện thật sự đụng chạm đến những vấn nạn thiết thực của đời sống người Kitô hữu Việt Nam trong xã hội hôm nay. Cộng đoàn phụng vụ kết thúc mỗi lời nguyện bằng câu khẩn xin rất tâm tình “Nguyện thắp sáng lên niềm tin, xóa tan mây mù bóng đêm“.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cộng đoàn phụng vụ đã cất lên bài “Kinh Hòa bình”, bài thánh ca đã trở nên “bất hủ” trong mọi buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình.
Cuối thánh lễ, có nhiều người đến thăm hỏi, chia sẻ và an ủi chị Lê Thị Kiều Oanh và con gái hãy luôn can đảm, cầu nguyện và phó thác mọi sự cho Chúa. Không ai có thể làm gì được nếu chúng ta có Chúa trong cuộc đời.
Đây là buổi cầu nguyện thứ hai kể từ khi toàn thể Tu viện DCCT Sài Gòn quyết định mỗi tháng dâng một thánh lễ vào Chúa Nhật cuối tháng để cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Việt Nam.
HIẾU MINH, VRNs
Cha Giám Tỉnh DCCT chủ tế
Cộng đoàn tham dự rất đông
Cha Đinh Hữu Thoại bên trái và cha Giám tỉnh bên phải cùng gia đình Giáo sư Phạm Minh Hoàng của trường ĐH Bách Khoa Sài Gòn
Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị công an chặn bắt giữa đường và gây thương tích nặng. Hiện không rõ tình trạng sức khỏe ông ra sao, bị câu lưu nơi nào, vì sao ông bị giam cầm.
Nghe âm thanh |
Mọi liên lạc với các quan chức phụ trách an ninh, tôn giáo đều không thực hiện được. Sáng nay, nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Bình Chánh bị công an đến lục soát. Các tín hữu cho biết, đây là lần thứ 5, Mục sư Thạch bị công an vây bắt, đánh đập tàn nhẫn.
Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.
Qua các số điện thoại do Hội Thánh Tin Lành Mennonite và gia đình Mục sư Phạm Ngọc Thanh cung cấp, Đài chúng tôi cố gắng liên lạc với các viên chức đặc trách về an ninh chính trị, liên lạc khối tôn giáo, khối Tin Lành, tất cả đều trả lời như nhau: “gọi nhầm số”.
- Dạ, xin lỗi, các ông nhầm số rồi, các ông ơi!
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin gặp Trung tá Tâm, Công an quận Bình Thạnh, thưa ông ạ.
- À, ông gọi nhầm số rồi ông ơi.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Thái phụ trách Khối Tin Lành, Cục an ninh phía Nam.
- Anh nhầm máy rồi.
Khi gọi đến số máy của Trung tá công an Nguyễn Thanh Hùng, sĩ quan chỉ huy bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì lời giải thích cũng y như vậy.
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Xin được thưa chuyện với ông Nguyễn Thanh Hùng ạ.
- À, không có Hùng nào hết, không phải ạ.
Nhân viên trực ban, công an phường 26, quận Bình Thạnh, là đơn vị chặn bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì hướng dẫn là phải gọi lên cấp quận:
- Ông làm cái gì, ở đâu?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi là Đài RFA ở Bangkok, Thái Lan đây.
- À.
Đỗ Hiếu: Ông ơi, có nghe tin tức nói là có vụ khám xét nhà MS Phạm Ngọc Thạch, rồi cơ quan an ninh tới nghe nói là dính líu vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, thì sự việc ra sao, thưa ông?
- Ông cần hỏi cái gì thì ông hỏi công an quận ạ. Tôi hôm qua tôi không có trực. Hôm nay cái tổ trực khác đấy ông.
Đỗ Hiếu: Tức là bây giờ MS Phạm Ngọc Thạch có còn bị tạm giam ở công an phường 26, quận Bình Thạnh, không ạ?
- Dạ không. Hôm nay tôi lên trực thấy phường trống trơn, không có gì hết ạ.
Đỗ Hiếu: Còn tin tức MS Thạch thì sao? Ông có thể cho biết được không ạ?
- Ông muốn biết tin tức thì ông gọi đến công an quận Bình Thạnh, chứ còn chúng tôi hôm nay thuộc tổ trực khác. Hôm qua cái tổ trực khác người ta làm xong người ta về hết rồi. Ông cần, ông hỏi tổng đài, nghe. Ông cứ hỏi công an quận Bình Thạnh số bao nhiêu thì người ta sẽ cho ông cái số. Ông hỏi tổng đài 1161080.
Gọi đến công an quận Bình Thạnh, nhân viên trực lại có cách giải thích khác:
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ông là trực ban công an quận Bình Thạnh phải không ạ?
- Đúng rồi ạ.
Đỗ Hiếu: Nghe thấy chuyện Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị bắt đem về phường rồi có cuộc lục soát nhà, điều này có đúng không, thưa ông?
- Tôi không biết nữa. Có gì anh hỏi tổng đài giùm em đi. Báo chí này nọ chừng nào báo đọc thì anh tin, nghe.
Đỗ Hiếu: Nghe nói là quận Bình Thạnh còn giữ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, mà ổng cũng bị đánh đập nhiều lần rồi, trọng thương mà không có được đưa đi bệnh viện chữa trị, thành ra mới gọi lại ngay thẳng quận để hỏi thăm chi tiết đó, anh.
- Ờ, ở đây không có nắm được, nghe. Ở đây em không phải là ở chỗ bên điều tra nên không nắm được.
- Dạ, xin lỗi, các ông nhầm số rồi, các ông ơi!
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin gặp Trung tá Tâm, Công an quận Bình Thạnh, thưa ông ạ.
- À, ông gọi nhầm số rồi ông ơi.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Thái phụ trách Khối Tin Lành, Cục an ninh phía Nam.
- Anh nhầm máy rồi.
Khi gọi đến số máy của Trung tá công an Nguyễn Thanh Hùng, sĩ quan chỉ huy bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì lời giải thích cũng y như vậy.
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Xin được thưa chuyện với ông Nguyễn Thanh Hùng ạ.
- À, không có Hùng nào hết, không phải ạ.
Nhân viên trực ban, công an phường 26, quận Bình Thạnh, là đơn vị chặn bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì hướng dẫn là phải gọi lên cấp quận:
- Ông làm cái gì, ở đâu?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi là Đài RFA ở Bangkok, Thái Lan đây.
- À.
Đỗ Hiếu: Ông ơi, có nghe tin tức nói là có vụ khám xét nhà MS Phạm Ngọc Thạch, rồi cơ quan an ninh tới nghe nói là dính líu vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, thì sự việc ra sao, thưa ông?
- Ông cần hỏi cái gì thì ông hỏi công an quận ạ. Tôi hôm qua tôi không có trực. Hôm nay cái tổ trực khác đấy ông.
Đỗ Hiếu: Tức là bây giờ MS Phạm Ngọc Thạch có còn bị tạm giam ở công an phường 26, quận Bình Thạnh, không ạ?
- Dạ không. Hôm nay tôi lên trực thấy phường trống trơn, không có gì hết ạ.
Đỗ Hiếu: Còn tin tức MS Thạch thì sao? Ông có thể cho biết được không ạ?
- Ông muốn biết tin tức thì ông gọi đến công an quận Bình Thạnh, chứ còn chúng tôi hôm nay thuộc tổ trực khác. Hôm qua cái tổ trực khác người ta làm xong người ta về hết rồi. Ông cần, ông hỏi tổng đài, nghe. Ông cứ hỏi công an quận Bình Thạnh số bao nhiêu thì người ta sẽ cho ông cái số. Ông hỏi tổng đài 1161080.
Gọi đến công an quận Bình Thạnh, nhân viên trực lại có cách giải thích khác:
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ông là trực ban công an quận Bình Thạnh phải không ạ?
- Đúng rồi ạ.
Đỗ Hiếu: Nghe thấy chuyện Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị bắt đem về phường rồi có cuộc lục soát nhà, điều này có đúng không, thưa ông?
- Tôi không biết nữa. Có gì anh hỏi tổng đài giùm em đi. Báo chí này nọ chừng nào báo đọc thì anh tin, nghe.
Đỗ Hiếu: Nghe nói là quận Bình Thạnh còn giữ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, mà ổng cũng bị đánh đập nhiều lần rồi, trọng thương mà không có được đưa đi bệnh viện chữa trị, thành ra mới gọi lại ngay thẳng quận để hỏi thăm chi tiết đó, anh.
- Ờ, ở đây không có nắm được, nghe. Ở đây em không phải là ở chỗ bên điều tra nên không nắm được.
Xem Video |
Bên đây không dính líu bên đó
Được biết, công an đã đến khám xét nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở Thủ Đức , suốt buổi sáng chủ nhựt. Một trong những viên chức hiện diện là đại úy công an Lê Văn Vân. Sau đây là cuộc đối thoại giữa đương sự với phóng viên RFA:
Lê Văn Vân: A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ.
Lê Văn Vân: A-lô !
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ. Ông Lê Văn Vân.
Lê Văn Vân: Sao ạ?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi cũng có nghe nói là vụ Mục sư Phạm Ngọc Thạch hôm nay có cơ quan an ninh đến khám xét nhà thì sự việc này ra sao, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Dạ, báo cáo với thầy là Vân đang trong thời gian nghỉ phép, còn sự việc này thì em không rõ vì nó không xảy ra ở phường Hiệp Bình Chánh mà lại xảy ra bên Bình Thạnh, chắc thầy cũng biết rồi.
Đỗ Hiếu: Tôi liên lạc với ông Trung tá Tâm không được, ông Thái, ông Hùng, ông Nam, người phụ trách khối tôn giáo...
Lê Văn Vân: Thầy liên lạc với bên bộ phận chuyên môn hay hơn, bởi vì công an phường tại vì nó không xảy ra tại công an phường mình, mình thuộc phường Hiệp Bình Chánh, mà chính vợ ông Thạch cũng biết mà, ở bên Bình Thạnh chớ đâu phải bên Hiệp Bình Chánh. Thì sự việc nó như thế nào đó thì em cũng không rõ. Thấy liên lạc chỗ anh Thái, chỗ gì đó, bên chỗ anh Thái thầy biết rồi đó.
Đỗ Hiếu: Có gọi ông Thái rồi. Ông Thái, ông Nam mà rất tiếc là đều đi vắng rồi.
Lê Văn Vân: Chớ còn bên này là, bởi vì hơn nữa em cũng trong thời gian đang nghỉ phép nên không có trực tiếp ở bên đó, nên không nắm rõ đầu đuôi như thế nào, cũng chưa biết được.
Đỗ Hiếu: Còn chuyện ông Mục sư Thạch bị bắt rồi bị nhốt, bị đánh đập thì anh Vân có biết chuyện đó không?
Thầy liên hệ với công an phường 26 quận Bình Thạnh, sự việc như thế nào thì thầy hỏi phường 26 quận Bình Thạnh. Chớ còn bên đây không dính líu gì bên đó hết.Đại úy CA Lê Văn Vân
Lê Văn Vân: Dạ không. Em chỉ được chứng kiến, hồi sáng này mời qua bên chỗ đó thôi chớ em cũng không rõ lắm.
Đỗ Hiếu: Như vậy lúc anh Vân qua chứng kiến thì sự việc lúc đó là bao nhiêu người đến và đọc lệnh bắt giam ông Thạch ra thế nào, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Cái đó là bên kia nó bắt, bên Bình Thạnh nó bắt, chớ bên Hiệp Bình Chánh đâu có bắt.
Đỗ Hiếu: Không có bắt nhưng mà lúc đó ông có mặt trong lúc khám xét nhà.
Lê Văn Vân: Không. Không. Không. Chuyện bên Bình Thạnh nó xảy ra trên đất Bình Thạnh, huyện Thủ Đức không có dính líu. Thầy hiểu không? Thủ Đức không có dính líu. Thành ra thầy thông cảm cho chớ phần Vân thì không có biết.
Đỗ Hiếu: Ông Vân không có biết gì về vụ ông Thạch bị bắt...
Lê Văn Vân: Không biết bị bắt lúc nào luôn. Hồi sáng này qua vậy thôi hà. Bởi vì trong địa bàn của mình thì mình qua thôi, không biết chắc lúc nào thôi.
Đỗ Hiếu: Hôm qua thì chuyện gì xảy ra, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Thì đó khám xét nhà đó. Khám xét nhà, vợ anh Thạch nói cho thầy biết rồi chớ còn gì nữa đâu.
Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc đó...
Lê Văn Vân: Khám xét căn nhà ông Thạch mà.
Đỗ Hiếu: Khám xét rồi có tịch thâu...
Lê Văn Vân: Khám xét rồi, có gì vợ ông Thạch báo cho thầy biết rõ chớ cần gì thầy hỏi chi nữa.
Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc khám xét đó thì có bao nhiêu nhân viên và rồi vì sao mà bị khám xét?
Lê Văn Vân: Bây giờ em nói thầy nghe nè. Thầy bây giờ thầy muốn thì thầy hỏi vợ ông Thạch thì nó rõ hơn, chớ giờ em nói thì thầy cũng biết vậy. Vợ ông Thạch là người chủ nhà chứng kiến sự việc tất cả. Chớ sự việc đó thầy hỏi vợ ông Thạch như thế nào cho nó rõ ràng hơn.
Bắt (ông Thạch) như thế nào thì em không có rõ lắm, vì nó không xảy ra trên đất quận Hiệp Bình Chánh, mà xảy ra ở phường 26 quận Bình Thạnh. Thầy liên hệ với công an phường 26 quận Bình Thạnh, sự việc như thế nào thì thầy hỏi phường 26 quận Bình Thạnh. Chớ còn bên đây không dính líu gì bên đó hết.
Đỗ Hiếu: Dù không dính líu nhưng mà ông Vân cũng được mời tới để mà xem lúc khám xét.
Lê Văn Vân: Thì tui được mời tới vì khu vực của tui. Tui được mời tới chứng kiến cái việc khám xét thôi. Thầy hiểu không? Chứng kiến việc khám xét tại nhà của ông Thạch thôi. Còn vấn đề như nhân viên gì đó thầy hỏi vợ ông Thạch thì sẽ rõ ràng thôi. Thầy thông cảm cho em nghe.
Đỗ Hiếu: Lý do nào mà khám xét?
Lê Văn Vân: Nghe thầy nói nhiều cái em không đồng ý.
Đỗ Hiếu: Lý do nào thì bị khám xét vậy, anh Vân?
Lê Văn Vân: Dạ, em không rõ. Cái đó thầy hỏi cơ quan điều tra A24. Thầy hỏi bên đó giùm em một cái, nghe. Em không có rõ thì làm sao em biết được.
Đỗ Hiếu: Đúng rồi. Bây giờ thì ông Thạch bị tạm giam ở đâu, anh Vân?
Lê Văn Vân: Công an không rõ luôn. Việc của công an thành phố chớ đâu phải việc của phường, cũng không phải việc của quận nữa. Bây giờ thầy hỏi quận thì quận không biết nữa. Đó là việc của thành phố. Đó, em nói cho thầy nghe vậy đó, nghe. Thầy thông cảm cho em nghe. Cúp máy đây thầy, nghe.
Lục soát nhà
Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ của MS Phạm Ngọc Thạch, thuật lại các chi tiết khi lực lượng an ninh hùng hậu đến lục soát nhà mình:“Thì họ vô khám xét rất là đông. Tôi thấy khoảng mấy chục người vô nhà. Còn cái lực lượng dàn ở ngoài, rồi sau đó một số người dân nói lại với tôi là lực lượng từ ngoài xa cách nửa cây số cũng đã có rồi, vô nhà cũng mấy chục người nữa. Thì tôi mới nói là tại sao mấy ông đi khám xét, chồng tôi bị bắt rồi, nhà chỉ có hai mẹ con, tại sao lại đi một lực lượng lớn như thế này. Thì họ trả lời tôi rằng là đây là làm việc theo pháp luật, chúng tôi làm việc có phép đàng hoàng, chị không hiểu được đâu. Thì họ tiến hành khám xét.
Căn nhà vợ chồng tôi ở thì mướn chung với một vợ chồng nữa, tức là có 2 phòng, vợ chồng tôi một phòng và vợ chồng nhà kia một phòng. Thì tôi nói là phòng bên kia là của một người khác, bây giờ mấy anh cứ vô phòng riêng của vợ chồng tôi rồi khám xét. Thì họ vô khám xét, lục lọi hết, kể cả đồ riêng phụ nữ của tôi họ cũng lục lọi hết. Họ lấy đi của chồng tôi một cái điện thoại, mà cái điện thoại đó là cái điện thoại hư. Vì chồng tôi ngoài công việc đi hầu việc Chúa ra thì ảnh cũng làm kế sinh nhai bằng cách ảnh buôn điện thoại cũ, thì có những cái hư ảnh bỏ lại và những cục sạc dang dở gì đó thì họ lấy ba cái điện thoại đó và trong biên bản khám xét có nói, và lấy một cái thẻ nhớ, lấy một xấp giấy phô-tô A4 trắng đó anh, chưa có ghi gì cả. Một xấp giấy A4 trắng họ cũng lấy. Rồi lấy những cái SIM điện thoại của chồng tôi để ở đâu đó mà họ lục ra , những cái SIM cũ lâu rồi. Họ lấy những cái thứ như vậy, cũng chẳng tìm được cái gì dính cái gì cả.
Tôi cũng rất là mong quý vị gần xa, các anh chị em sát cánh cùng chồng tôi để đấu tranh với chồng tôi.Bà Nguyễn Thanh Nụ
Cái bàn này cũng chẳng phải của vợ chồng tôi, của ông chủ công ty thì họ gọi ông chủ tới, coi vợ chồng tôi xử dụng làm gì đó. Trong ngăn kéo tụi tôi bỏ quần áo của con gái tôi, chớ còn không phải cứ có cái bàn này là vợ chồng tôi có máy tính. Chồng tôi không có máy tính. Tôi nói vậy nhưng họ cứ nhấn mạnh cho tôi, họ nói có cái bàn này là phải có máy tính thì máy tính ở đâu? Tôi trả lời thẳng với anh công an là không có máy tính. Bàn này xử dụng bình thường chứ không có máy tính. Thì bên công an cứ ép em phải nói là cái bàn này để sử dụng máy tính. Họ có ghi một biên bản khám xét nhà rồi bảo tôi ký vô, rồi họ đi về. Thế là xong cái mục buổi sáng.
Cả đêm hôm qua tôi đi tìm chồng, con tôi đi tìm cha cả đêm, về tôi cũng không chớp mắt được một chút nào cả. Tôi không thể nào nhắm mắt ngủ được. Tôi cũng cầu nguyện Chúa cho tôi được bình an. Tôi cũng rất là mong quý vị gần xa, các anh chị em sát cánh cùng chồng tôi để đấu tranh với chồng tôi.”
Theo Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, ở Bình Thạnh, thì nhờ sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông, may ra Mục sư Phạm Ngọc Thạch sẽ được an toàn tính mạng.
Theo Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, ở Bình Thạnh, thì nhờ sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông, may ra Mục sư Phạm Ngọc Thạch sẽ được an toàn tính mạng.
Ms Nguyễn Mạnh Hùng: “Sáng nay thì tôi cũng đi nhóm, thành ra nói chung là ông Mục sư Thân Văn Trường ổng báo cho tôi là ổng cũng đã thông báo hết rồi, thì tôi có nghe sơ, tới khi về tôi kiểm tra tôi coi lại thì thấy nói chung là trên các Đài Á Châu Tự Do, rồi trên Thông Tin Berlin, và trong email của tôi nói chung là cũng có đưa hết cái tin đó thì tôi cũng nắm được.”
Đỗ Hiếu, RFA, BKK, Thailand.
Xem video |
© RFA
Nguồn: Vietmenchurch
Hải quân hai nước Hoa Kỳ và Philippines từ thứ Ba 28/06 bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày ở gần Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ.
Một hôm trước đó, thứ Hai 27/06, một nhóm người Philippines tại Mỹ đã tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc bên ngoài đại sứ quán nước này ở Washington D.C.
Mỹ và Philippines đều tuyên bố rằng cuộc tập trận là hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ đồng minh, chứ không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền cũng như quan ngại về Trung Quốc.
Chỉ huy trưởng cuộc tập trận của phía Mỹ, ông David Welch, nói: "Hải quân Hoa Kỳ và Philippines có quá trình hợp tác lâu dài và các cuộc diễn tập như thế này cho cơ hội tốt để chúng tôi thao dượt kỹ năng".
Tuy nhiên, giới quan sát nói chung đánh giá đây là hành động biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình mới.
Những tuần gần đây, Philippines cáo buộc Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát của Philippines và có nhiều hành động 'vi phạm chủ quyền khác' trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của nước này. Manila nói ít nhất 9 vụ việc như vậy đã xảy ra trong thời gian từ tháng Hai tới nay.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thậm chí đã lên tiếng kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, trong chuyến thăm Mỹ tuần qua, cũng đề cập tới việc Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cung cấp vũ khí - khí tài cho quân đội Philippines.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thì tuyên bố Washington "quyết tâm và cam kết giúp Philippines tự vệ".
Người ta cũng nhắc tới khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines tăng cường khả năng
Tuần tra biển
Trong 11 ngày, hai khu trục hạm mang hỏa tiễn tối tân của Hoa Kỳ cùng các tàu chiến khá cũ kỹ của nước chủ nhà sẽ thực hiện hoạt động tuần tra trong Biển Sulu của Philippines.
Biển này cách Biển Đông, mà nay Manila gọi tên là Biển Tây Philippine, bằng hòn đảo Palawan.
Cuộc tập trận chung có tên Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT), chính thức bắt đầu lúc 3 giờ chiều giờ địa phương ngày 28/06 với lễ khai trương tổ chức trên đảo Palawan.
Khu trục hạm USS Chung-Hoon của Mỹ đã tới cập cảng Puerto Princesa của đảo này vào buổi sáng, trong tiếng quân nhạc chào mừng.
Khu trục hạm thứ hai, USS Howard, tới sau. Tổng cộng 800 lính Mỹ và 450 lính Philippines tham gia cuộc tập trận CARAT lần này.
Việt Nam cho tới nay chưa tham dự các cuộc tập trận CARAT, dù chỉ với tư cách quan sát viên.
Tuy nhiên, tháng tới, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ có cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Hoạt động này cũng được Hà Nội giải thích là "thường kỳ và không liên quan" tới các diễn biến ở Biển Đông.