DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» Tin tức Công Giáo » CSVN 'trói buộc các tôn giáo ngày càng chặt chẽ hơn'

Ban Tôn Giáo Chính Phủ của nhà cầm quyền Việt Nam vừa đưa ra bản “Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005/NÐ-CP ngày 1/3/2005” và khẳng định rằng: “Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.”

Cơ quan này giải thích rằng dự thảo nghị định này “nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, và rút ngắn các thời hạn giải quyết thủ tục trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.”
Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam, những người sẽ bị dự thảo nghị định này ảnh hưởng trực tiếp, lại có phản ứng hoàn toàn khác.

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, từ Huế, LM Phan Văn Lợi cho rằng dự thảo nghị định này là một “hình thức trói buộc các tôn giáo ngày càng chặt chẽ hơn” vì nhiều lý do.
LM Phan Văn Lợi nói: “Dự thảo nghị định này không công nhận cho các tổ chức tôn giáo có quy chế pháp nhân, điều quan trọng để sinh hoạt, và có mục đích muốn tái thiết lập lại cơ chế xin-cho, ràng buộc các tôn giáo vào trong bàn tay của nhà nước, bắt họ phải nhận những gì nhà nước cho phép như một ân huệ, và phải đáp lại bằng sự phục tòng, cũng như không giám có ý kiến trước những gì sai trái của nhà cầm quyền.”
Cũng theo LM Phan Văn Lợi, nghị định này “tiếp tục làm cho các tôn giáo không được độc lập trong các sinh hoạt, bắt phải xin phép về mọi chuyện.”
LM Phan Văn Lợi nêu ra một điều khoản trong đó ban Tôn Giáo Chính Phủ đòi hỏi các tổ chức tôn giáo, sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động, phải báo trước vào ngày 5 tháng 10 mỗi năm, về những sinh hoạt của tổ chức cho năm tới, điều khoản mà theo nhận định của ông là “để cho nhà nước có cơ hội tìm cách ngăn cản, khống chế các sinh hoạt tôn giáo.”
Trong khi đó tại Sài Gòn, Hồng Y Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn, đại diện cho các giám mục và linh mục, tu sĩ của tổng giáo phận, đã gửi cho ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, bản góp ý về dự thảo nghị định thay thế cho nghị định đã có từ năm 2005 về kiểm soát hoạt động tôn giáo trong nước.
Một đoạn trong bản góp ý viết: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.”
“Nhưng thực tế ngay trong các điều khoản của Pháp Lệnh năm 2004 và Nghị định 22/2005/NÐ-CP đã có nhiều bất cập và bất bình đẳng đối với các tôn giáo và các chức sắc. Ðó là Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo nhưng không công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức sắc. Do đó, chức sắc tôn giáo không được hưởng nhận những quyền công dân như các công dân khác và quyền đại diện cho tổ chức tôn giáo trước mặt pháp luật.”
Về tài sản của các tổ chức tôn giáo, bản góp ý nhận xét: “Pháp lệnh qui định tài sản hợp pháp thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật ‘bảo hộ’; nhưng trong thực tế không có văn bản pháp qui nào trình bày rõ ràng thế nào là bảo hộ và quyền lợi về phía tôn giáo được bảo hộ như thế nào.”
Và, “Từ đó dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở và đất đai của các tôn giáo bị chiếm dụng bất công. Luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân.”
Bản góp ý kết luận: “Nhìn chung Dự thảo Nghị Ðịnh thay thế Nghị Ðịnh 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với Nghị định 22/2005, Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến Pháp. Thực chất, những dự định thay đổi của nghị định muốn tái lập tình trạng Xin-Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Như thế cơ chế Xin-Cho vừa xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.”
LM Phan Văn Lợi cho biết ngài đã đọc bản góp ý này và “hoàn toàn tán đồng bản góp ý đó.” Và nói rằng: “Tôi mong rằng nhà cầm quyền hiểu rằng đây là khát vọng và đòi hỏi chính đáng của mọi tôn giáo, cụ thể là của Công Giáo tại Việt Nam, bởi vì nếu không cho các tôn giáo được tự do trong sinh hoạt và độc lập trong tổ chức thì tôn giáo không thể thi hành nhiệm vụ của mình giữa lòng xã hội.”
Nguồn: Người Việt Online

0 nhận xét

Đăng một nhận xét