DOWNLOAD

------------------
-------------------

Trạng thái: Home» BÀI MỚI , Bài Viết » Mười Tin Tức Quan Trọng Nhất Trên Thế Giới Trong Năm 2011

“Tin tức quan trọng” trên thế giới là những tin thời sự có triển vọng hay hiệu lực thay đổi thể diện, mức giao tế hay vận mệnh tập thể của các cộng đồng trên toàn cầu, hay trong các khu vực liên hệ.

Dưới đây là mười [10] tin tức được xếp theo thế lũy tiến — gia tăng về mặt quan trọng.

10. Sự Khủng Hoảng Tài Chính tại Châu Âu

Từ khi thành lập, Liên Hiệp Châu Âu [European Union] chưa bao giờ gặp nhiều khó khăn với tiền tệ Euro như trong năm 2011. Các nước như Hy Lạp [Greece] và Tây Ba Nha [Spain] đang dồn lực thoát khỏi bế tắc kinh tế, trong khi nước Đức [Germany] lại đứng ra nhận trọng trách cứu viện những quốc gia thành viên đang lâm nạn. Đây là dịp nước Đức lấy lại bề thế lãnh đạo khu vực kể từ lúc thua trận trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Tuy chưa rõ rệt, nhưng hội chứng khủng hoảng tài chính từ Châu Âu có thể trở thành một cơn sóng thần liên châu đổ xập vào lãnh thỏ Hoa Kỳ, gây thêm bế tắc cho nền một kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái [recession].

9. Những Cuộc Tranh Luận Chọn Lựa Ứng Cử Viên Cộng Hoà Tranh Cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2012
Trong suốt mùa Thu 2011, các ứng cử viên Đảng Cộng Hoà đang thi thố tranh luận khai mở đường hướng khả chấp và thuận lợi nhất để được Đảng Cộng Hoà chọn lựa và đồng thời có hy vọng thắng được đương kim Tổng Thống Obama, thuộc Đảng Dân Chủ.

Hai ứng cử viên Cộng Hoà Mitt Romney và Newt Gingrich chủ trương đường lối ôn hoà [moderate Republicanism]. Ứng cử viên Ron Paul chủ trương bảo trọng quyền tự quyết tối đa [libertarianism] của người dân trong nước. Còn Michele Bachman của Phong Trào Tea Party Movement [Phản đối thuế má] thì triệt để hạn chế tiêu pha phung phí của siêu chính phủ trung ương.

Như vậy, Đảng Cộng Hoà sẽ nghiêng về đường lối chính trị [ích nước lợi dân] nào và sẽ chọn ai có triển vọng thắng được đương kim Tổng Thống Obama trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2012?

8. Chấm Dứt Quân lệnh “Đừng Hỏi, Đừng Nói” [Don’ t Ask, Don’ t Tell (DADT)]

TT Obama và Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates đã quyết định bỏ hẳn quân lệnh DADT, và do đó cho phép thanh niên và thanh nữ có khuynh hướng đồng tính luyến ái được tự do đầu quân mà không lo lắng bị trừng phạt, hay đối sử kỳ thị trong lúc thi hành nhiệm vụ quân dịch.

7. Chấm Dứt Chương Trình Phi Thuyền Không Gian [Space Shuttle Program (SSP)]

Chương trình SSP bắt dầu từ thập niên ’70 nhằm khai triển kỹ thuật phi hành với mục đích tăng cường chiến lược bá chủ không gian của Hoa Kỳ.

Nhưng gần đây, với tình trạng kinh tế suy thoái, Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ đã phải quyết định hạn chế những dự án thí nghiệm quá tốn kém để quy tụ vào các chương trình thực tiễn hơn trong phạm vi quốc phòng và an sinh xã hội.

6. Kết Thúc Chiến Tranh Iraq

Sau 8 năm giao chiến và dồn quân viễn chinh tại Iraq, các đơn vị tác chiến cuối cùng đã rút khỏi lãnh thổ Iraq trong những tháng cuối năm 2011. Đây là giai đoạn chấm dứt hình thức Hoa Kỳ can thiệp bằng quân lực tại quốc gia này.

Kinh nghiệm trực tiếp của cuộc chinh chiến đã cho thấy giải pháp quân sự không giúp thay đổi liên hệ văn hoá và cam kết trung kiên của các bộ lạc kết thành mặt trận chính trị tại Iraq.

Chính quyền Iraq tuy tương đối thành hình nhưng sẽ gặp nhiều thử thách và bất ổn trong tương lai. Dù sao, Hoa Kỳ đã quyết định không tham dự vào công cuộc chỉnh đốn tại vùng Trung Đông, nhất là tại Iraq, để dồn lực vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mà Hoa Kỳ thấy nhiều quyền lợi hơn về cả hai mặt chiến lược và khai triển kinh tế vùng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

5. Sự Mệnh Chung của Thiên Tài Steve Jobs

Tuy Apple vẫn là một hãng sản xuất dụng cụ điện toán và điện thoại di động tân tiến, nhưng với sự mệnh chung của Steve Jobs, sẽ bớt đi phần nào tầm sáng tạo vượt chúng mà người lãnh đạo đó đã dành cho sự nghiệp và cơ sở kỹ thuật do ông sáng lập trước đây.

Với hiện tượng Steve Jobs, cả thế giới, nhất là các thế hệ trẻ, sẽ quan tâm học hỏi và chiêm ngưởng các doanh nhân sáng tạo kỹ thuật và quản trị văn hoá phục vụ nhân sinh hơn là ca tụng giới lãnh đạo chính trị thường dễ bị hủ hoá, tỏ ra bất xứng với sự tin cậy của quần chúng.

4. Nổ Súng Bắn nữ Dân Biểu Gabriella Giffords

Việc sự dụng vũ khí gây thương tích trầm trọng cho Gabriella Giffords, một dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ, là đường cùng của phản kháng dùng bạo lực để gây ảnh hưởng nơi quần chúng.

Do đó thảm cảnh mà Gabriella vừa chịu đựng sẽ kêu gọi trách nhiệm dân sự về đường lối ôn hoà trong tranh luận và tương quan cư sử của những con người văn minh thượng tôn luật pháp trong môi trường chính trị và các sinh hoạt trong cộng đồng tiến bộ, nhân bản.


3. Phong Trào Chiếm Đoạt Phố Wall [Occupy Wall Street]

Đây là những cuộc biểu tình khởi đầu diễn ra tại Thành phố New York kêu gọi quần chúng chiếm đóng khu tài chính tại đường phố Wall, thuộc địa hạt Hạ Manhattan.

Những người biểu tình lên án ngân hàng là thủ phạm cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tại Hoa Kỳ với ảnh hưởng dây chuyền tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Người biểu tình tự nhận là 99% dân số toàn quốc [“We are the 99 percent”] để đòi hỏi thêm công bằng xã hội cho họ là những con nợ và nạn nhân của giới tài phiệt ngân hàng hung hãn, tham lam, khi thiểu số 1% này lại kiểm soát toàn sản quốc gia.

Nhiều cuộc biểu tình tương tự đã xẩy ra tại Los Angeles, San Francisco, Boston, Chicago, Albuquerque, Tampa, Charlotte, Seattle, Denver, Portland, Maine.

2. Cái Chết của Osama Bin Laden, Muamar Ghadaffi và Kim Jong Il

Osama bị triệt hạ ngày mùng 6 tháng 5 năm 2011 dưới nhiệm kỳ của TT Obama, sau khi tình báo Hoa Kỳ đã phát giác địa cứ mật của Osama tại Abbottabad, trên lãnh thổ Pakistan, rồi thi hành cuộc đột nhập nhanh chóng của nhóm biệt kích Hải quân SEAL.

Sau hai tháng kể từ khi thủ đô Tripoli thất thủ, Muamar Gadaffi và thủ hạ vẫn tìm cách trốn khỏi Libya. Nhưng khi đoàn xe trung thành với Gadaffi bị phi cơ NATO bắn ngăn đường tẩu thoát, Gadaffi lập tức bị bắt, đánh đập rồi hạ sát bởi lực lượng nhân dân thuộc Ủy Ban Quốc Gia Chuyển Tiếp [National Transitional Council] ngày 20 tháng 10 năm 2011.

Cả hai vụ thảm sát trên là hậu quả của những cố gắng lâu dài mà Hoa Kỳ và Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] đã theo đuổi trong việc khai trừ lực lượng khủng bố và lật đổ các bạo chúa độc tài tại Trung Đông.

Ngược lại, Kim Jong Il của CS Bắc Hàn vãn chết mồ yên mả đẹp, với cả triệu người dân mất hồn khóc lọc thảm thiết, vẫn được các quốc gia láng giềng như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng và cả Hoa Kỳ kêu gọi hòa bình ổn định cho chế độ Bắc Hàn CS; dù tên bạo chúa CS này chủ trương sở hữu vũ khí hạt nhân nên thường xuyên khiêu khích, mạ lỵ cộng đồng thế giới; và hơn thế nữa, dù sẵn sàng để dân sống cùng khổ về tinh thần và vật chất, với gần hai triệu người chết đói trong vòng 17 năm độc tài tòan trị.

Công minh và trách nhiện lãnh đạo quốc tế đặt ở đâu? Hay chỉ có tính cách tùy tiện?



1. Cuộc Nổi Dậy cuả Dân Chúng Ả Rập

Lúc khởi đầu, người Tây Phương gọi đó là cuộc Cách Mạng Hoa Nhài[Jasmine Revolution]. Thực sự, đó là công cuộc Thức Tỉnh hay Nổi Dậy của dân chúng Ả Rập [Arab Awakening/Arab Spring/Uprising] phát xuất và diễn tiến tại Trung Đông và Bắc Phi để thực thi tinh thân dân chủ tự quyết.

Cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18 tháng 12 năm 2010 với một cuộc nổi dậy biến thành một cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi để phản đối tham nhũng và việc cảnh sát ngược đãi và bạo hành. Sau đó nhiều cuộc biểu tình tương tự đã lây biến phát xuất tại Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen.

Những nhà cầm quyền Tunisia, Ai Cập, rồi Libya đều bị lật đổ dưới áp lực của quần chúng sử dụng những kỹ thuật chung bao về đề kháng dân sự [civil resistance] gồm đình công bãi thị, biểu tình, nhập cuộc hành trình có mục tiêu chiếm đoạt cơ sở và luôn luôn ứng dụng mạng lưới xã hội [social media].

Lần đầu tiên trên thế giới đã xẩy ra một cuộc tổng khởi nghĩa quy củ phát động dây chuyền từ lòng dân, của dân, bởi dân và vì dân. Họ đã thành công khi tự tay lật đổ các nhà cầm quyền độc tài bất xứng.

Bao giờ công cuộc thức tỉnh [awakening] và nổi dậy [spring, uprising] của dân chúng cùng lý do [giải trừ bạo chúa], cùng mục tiêu [thành lập dân chủ tự do], cùng kỹ thuật [đề kháng dân sự] … mới thực sự xẩy ra tại Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn, những nơi mà nhà cầm quyền đã từng ngược đãi hại dân phản nước cả trên dưới 70 năm qua? Những nơi mà người dân đã bắt đầu thức tỉnh khi so sánh tin tức trong và ngoài nước, khi có dịp tìm hiểu sự thật.


TS-LS Lưu Nguyễn Đạt


0 nhận xét

Đăng một nhận xét